Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
VICTRON
VICTRON
Tên thuốc: VICTRON
Thuộc loại: Bệnh về gan
VICTRONĐiều trị viêm gan siêu vi B mạn tính ở bệnh nhên từ 16 tuổi trở lên có bằng chứng sao chép của virus viêm gan siêu vi B (HBV)VICTRON
THÔNG TIN CHI TIẾT SẢN PHẨM
 
THÀNH PHẦN

Mỗi viên nén bao phím chứa 100mg lamivudine và tá dược vừa đủ (cellulose vi tinh thể, tinh bột biến tính, natri starch glycollat, magnesi stearat, tá dược bao phim).
 
DẠNG BÀO CHẾ

Viên nén bao phim

QUI CÁCH ĐÓNG GÓI

Hộp 2 vỉ x 14 viên nén bao phim.

CHỈ ĐỊNH

Điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính ở bệnh nhên từ 16 tuổi trở lên có bằng chứng sao chép của virus viêm gan siêu vi B (HBV), và tình trạng viêm gan tiến triển kèm theo một hoặc nhiều điều kiện sau đây:
 

Alanin aminotransferase (ALT) huyết thanh tăng gấp 2 lần hay hơn so với bình thường.

Xơ gan.

Bệnh gan mất bù.

Bệnh gan dạng viêm hoại tử thể hiện trên sinh thiết.

Tổn thương hệ miễn dịch.

Ghép gan.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Quá mẫn với Lamivudine

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG


Bệnh nhân từ 16 tuổi trờ lên: Liều đề nghị 100mg, mỗi ngày 1 lần.
Bệnh nhân suy thận với độ thanh thải creatinin dưới 50ml/phút: cần giảm liều.
Có thể dùng thuốc trong bữa ăn hoặc cách bữa ăn. Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ vì thời gian điều trị tối ưu chưa được xác định.
Nên cân nhắc ngưng sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:
Chắc chắn có sự chuyển dạng HBeAg và / hoặc HBsAg huyết thanh được khẳng định ở bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường.
Bệnh nhân nữ mang thai trong thời gian điều trị.
Bệnh nhân có dấu hiệu không dung nạp thuốc khi đang điều trị.
Trường hợp lamivudine không có hiệu quả đối với bệnh nhân, theo đánh giá của bác sĩ điều trị. Ví dụ như khi nồng độ ALT huyết thanh trở về giá trị trước điều trị hoặc tình trạng bệnh xấu đi thể hiện trên mô học gan.
Nên theo dõi sự phù hợp của bệnh nhân trong quá trình điều trị bằng lamivudin.
Nếu ngừng thuốc, phải theo dõi định kỳ để phát hiện bằng chứng của viêm gan tái phát.

Điều chỉnh liều dùng:

Suy thận: việc điều chỉnh liều dùng được đề nghị như sau:

Độ thanh thải creatinin
(ml/phút)
Liều dùng đề nghị
Lớn hơn hay bằng 50
39-40
15-29
5-14
nhỏ hơn 5
100 mg, mỗi ngày 1 lần
Liều khởi đầu 100 mg, sau đó 50 mg, mỗi ngày 1 lần.
Liều khởi đầu 100 mg, sau đó 25 mg, mỗi ngày 1 lần.
Liều khởi đầu 35 mg, sau đó 15 mg, mỗi ngày 1 lần.
Liều khởi đầu 35 mg, sau đó 10 mg, mỗi ngày 1 lần.
 
 
Suy gan: dược động học của lamivudin không bị ảnh hưởng đáng kể bởi rối loạn chức năng gan nên không cần điều chỉnh liều dùng ở bệnh nhân suy gan, trừ trường hợp có kèm theo suy thận.

THẬN TRỌNG


Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần được một bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị  bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính theo dõi, xem xét và đánh giá.
Sau khi ngưng dùng lamivudin, bệnh nhân có thể bị viêm gan tái phát, tình trạng có thể nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân bị viêm gan mất bù. Do đó, phải theo dõi định kỳ trên lâm sàng và đánh giá thử nghiệm chức năng gan (nồng độ ALT và billirubin) trong tối thiểu 4 tháng để tìm bằng chứng viêm gan siêu vi tái phát. Nên duy trì liều lamivudine 150 mg x 2 lần /ngày ở bệnh nhân đồng thời nhiễm HIV, đang điều trị hay có kế hoạch điều trị bằng lamivudine hay lamivudine phối hợp với zidovudin.
Không có thông tin về sự lây truyền virus gây viêm gan B từ mẹ sang con trong trường hợp bệnh nhân đang mang thai được điều trị bằng lamivudin. Cần tuân theo phương pháp tiêm phòng virus viêm gan thông thường đã được khuyến cáo cho nhũ nhi.
Bệnh nhân phải được biết rằng việc giảm nguy cơ lây truyền virus viêm gan siêu vi B cho người khác khi điều trị bằng lamivudin chưa được chứng minh và do đó vẫn phải áp dụng những biện pháp ngăn ngừa thích hợp.
Chưa khẳng định được tính an toàn và hiệu quả của lamivudin ở những bệnh nhân dưới 2 tuổi, bệnh nhân cấy ghép gan, bệnh nhân bị nhiễm cả hai loại HBV và HCV, viêm gan delta hay HIV.
Những lưu ý đặc biệt và cảnh báo khi sử dụng thuốc
Nhiễm acid lactic, gan to và nhiễm mỡ mức độ nặng.
Tình trạng nhiễm acid lactic, gan to và nhiễm mỡ, kể cả tử vong đã được báo cáo là do sử dụng một hoặc phối hợp nhiều nucleosid trong điều trị, bao gồm cả lamivudin và các thuốc kháng retrovirus khác. Các trường hợp này chủ yếu xảy ra ở phụ nữ. Béo phì hay sử dụng chất đồng đẳng nucleosid trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ.
Phần lớn các báo cáo này ghi nhận ở những bệnh nhân sử dụng chất đồng đẳng nucleosid trong điều trị nhiễm HIV, nhưng chứng nhiễm acid lactic ở bệnh nhân dùng lamivudin trong điều trị viêm gan siêu vi B cũng được báo cáo. Do vậy, cần đặc biệt thận trọng khi dùng lamivudin cho những bệnh nhân đã biết có nguy cơ liên quan đến bệnh gan; tuy nhiên, bệnh nhân nằm trong diện nguy cơ vẫn phải được chú ý. Chấm dứt điều trị bằng lamivudin ngay khi bẹnh nhân có hiện tượng nhiễm acid lactic lâm sàng tiến triển, khi kết quả xét nghiệm gợi ý về việc nhiễm acid lactic, hay gan bị nhiễm độc (có thể bao gồm cả chứng gan to và nhiễm mỡ) dù không có sự gia tăng emzym transaminase một cách đáng kể.
Những điểm khác biệt quan trọng giữa các sản phẩm có chứa lamivudin, xét nghiệm HIV, và nguy cơ xuất hiện dạng HIV đột biến kháng thuốc.
Công thức bào chế và hàm lượng lamivudin trong viên nén bao phim VICTRON không thích hợp cho việc điều trị cho các bệnh nhân vừa nhiễm HBV vừa nhiễm HIV. Nếu các bệnh nhân này được chỉ định điều trị bằng lamivudin, thì liều dùng phải cao hơn trong một chế độ điều trị kết hợp thích đáng, bên cạnh đó bệnh nhân phải được biết các thông tin về thuốc. Bệnh nhân phải được xét nghiệm HIV và hội chẩn cẩn thận trước khi bắt đầu tiến hành điều trị và trong suốt quá trình điều trị bởi vì nếu lamivudin được dùng để điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV thì sẽ có nguy cơ xuất hiện các HIV kháng thuốc hay hiệu quả điều trị của thuốc bị hạn chế.
Tăng bệnh sau khi điều trị viêm gan.
Các bằng chứng lâm sàng cũng như từ phòng thí nghiệm cho thấy rằng có sự gia t8ang của bệnh sau khi ngưng dùng lamivudin (có sự gia tăng của ALT huyết thanh, sự tái xuất hiện ADN của HBV sau khi ngưng điều trị). Mặc dù hầu hết các biến cố dường như tự hạn chế, nhưng có vài trường hợp gây chết đã được báo cáo.
Tuy nhiên mối liên hệ mang tính nhân quả gữa việc ngưng điều trị bằng lamivudin và việc bệnh trầm trọng hơn sau điều trị vẫn chưa đựơc biết rõ. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ các triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm trong thời gian nhiều tháng sau khi chấm dứt điều trị.
Chưa có một bằng chứng đầy đủ nào giúp xác định có nên tía điều trị để làm thay đổi tình trạng bệnh nặng hơn sau khi điều trị hay không.
Viêm tụy.
Một vài trường hợp bệnh nhân bị viêm tụy sau khi điều trị bằng lamivudin đã đựơc công bố, đặc biệt là các bệnh nâhn là trẻ em bị nhiễm HIV đã được điều trị bằng nucleosid trước đó.

TÁC DỤNG PHỤ


Tác dụng phụ hay gặp nhất là mệt mỏi, khó chịu, nhiễm trùng hô hấp, đau đầu, đau và khó chịu ở bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Một vài trường hợp tác dụng phụ xảy ra khi bệnh nhân dùng lamivudin (nhiễm acid lactic, gan to và gan nhiễm mỡ mức độ nặng, bệnh trầm trọng hơn sau khi điều trị, viêm tụy, sự xuất hiện của chủng virus đột biến đi kèm với việc giảm tính nhạy cảm đối với thuốc và giảm bớt tính đáp ứng với việc điều trị.

QUÁ LIỀU


Trong các nghiên cứu cấp tính trên động vật, lamivudin với liều rất cao không gây độc tính cho cơ quan. Có một vài số liệu hạn chế về phản ứng phụ do uống quá liều cấp tính ở người. Không trường hợp nào tử vong, bệnh nhân đều hồi phục. Không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc hiệu nào sau những trường hợp quá liều như vậy.
Nếu bị quá liều, phải theo dõi bệnh nhân và áp dụng biện pháp điều trị hỗ trợ thông thường nếu cần. Do lamivudin có thể thẩm phân được,  nên có thể áp dụng phương pháp lọc máu.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Khả năng tương tác thuốc thấp do chuyển hóa và gân với protein huyết tương hạn chế và hầu như thải trừ hoàn toàn qua thận dưới dạng không đổi.
Lamivudin thải trừ chủ yếu theo cơ chế bài tiết chủ động cation hữu cơ. Nên xem xét khả năng tương tác với thuốc khác dùng đồng thời, đặc biệt khi đường thải trừ chính của những thuốc này là bài tiết chủ động qua thận thông qua hệ thống vận chuyển cation hữu cơ, ví dụ trimethoprim. Những thuốc khác (ví dụ ranitidin, cimetidin) chỉ thải trừ một phần bằng cơ chế này và cho thấy không tương tác với lamivudin.
Những thuốc thải trừ chủ yếu qua đường hoạt hóa anion hữu cơ, hoặc bởi lọc tiểu cầu thận không chắc có những tương tác mang ý nghĩa lâm sàng đáng kể với lamivudin.
Sử dụng trimethoprim (TMP) 160 mg, sulphamethoxazol (SMX) 800 mg mỗi ngày 1 lần có tác dụng làm gia tăng diện tích dưới đường cong hấp thu của lamivudin (AUC) lên đến khoảng 44%. Không cần phải chỉnh liều. Ảnh hưởng của TMP và SMX ở liều cao như liều dùng điều trị nhiễm Pneumocystic carinii pneumonia vẫn chưa được biết. Không có thông tin nào về tương tác với các thuốc khác có cơ chế thanh thải ở thận giống như lamivudin.
Lamivudin và zalcitabin có thể kìm hãm sự phosphoryl hóa nội bào của nhau. Do vậy, không nên sử dụng phối hợp lamivudin và zalcitabin.
Nghiên cứu trên động vật hay các số liệu thu nhập được từ các thử nghiệm in vitro gợi ý rằng không có tương tác thuốc giữa lamivudin và các thuốc dùng phối hợp. Lamivudin không tương tác với cytochrom P-450. Tương tác thuốc chỉ xảy ra với ganciclovir (làm yếu hoạt tính HIV) và trimethoprim.

SỬ DỤNG Ở PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

Sử dụng ở phụ nữ có thai.
Nghiên cứu ở chuột và thỏ cho thấy không có bằng chứng của việc lamivudin gây ra quái thai. Tuy nhiên, không nên dùng lamivudin trng thời kỳ mang thai trừ khi lợi ích nhiều hơn nguy cơ. Bệnh nhân đang mang thai mà sử dụng lamivudin hay trong lúc sử dụng lamivudin lại có thaio phải báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng ở phụ nữ cho con bú.
Phụ nữ khi đang điều trị bằng lamivudin không nên cho con bú.

ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁU MÓC

Ảnh hưởng của lamivudin tới khả năng lái xa hoặc vận hành máy móc chưa được nghiên cứu. Từ các đặc điểm dược lý học của thuốc, cũng không dự đoán được tác hại của thuốc lên những hoạt động này.

ĐẶC ĐIỂM DƯỢC LỰC HỌC

Lamivudin là thuốc kháng virus, có hoạt tính cao đối với virus viêm gan B ở mọi dòng tế bào thử nghiệm và ở những động vật thí nghiệm bị nhiễm. Lamivudin bị chuyển hóa bởi cả những tế báo nhiễm và không nhiễm thành dẫn xuất triphosphat (TP), đây là dạng hoạt động của chất gốc. Thời gian bán hủy nội tế bào của triphosphat trong tế bào gan là 17-19 giờ trong thử nghiệm in vitro. Lamivudin-TP đóng vai trò như chất nền cho polymerase của virus HBV. Sự hình thành tiếp theo của DNA của virus bị chặn lại do sự sát nhập lamivudin - TP vào chuỗi và dẫn đến kết thúc chuỗi. Lamivudin - TP không can thiệp vào chuyển hóa desoxynucleotid ở tế bào bình thường. Nó chỉ là yếu tố ức chế yếu polymerase DNA alpha và beta của động vật có vú. Và như vậy, lamivudin - TP ít có tác dụng tới thành phần DNA tế bào của động vật có vú.
Trong thử nghiệm về khả năng thuốc tác dụng tới cấu trúc ty lạp thể, thành phần và chức năng DNA, lamivudin không có tác dụng gây độc đáng kể. Thuốc chỉ có khả năng rất thấp làm giảm thành phần DNA, không sát nhập vĩnh viễn vào DNA ty lạp thể, và không đóng vai trò chất ức chế polymerase DNA gamma của ty lạp thể.

ĐẶC ĐIỂM DƯỢC ĐỘNG HỌC:

Hấp thu
Lamivudin được hấp thu tốt từ hệ tiêu hóa, sinh khả dụng của lamivudin khi uống ở người lớn thường là từ 80-85%. Sau khi uống, thời gian trung bình (tmax) để đạt được nồng độ tối đa trong huyết thanh (Cmax) là khoảng 1 giờ. Ở liều điều trị, nghĩa là 100 mg, một lần / ngày. Cmax là 1,1 - 1,5 mg/ml và nồng độ ổn định là 0,015 - 0,020 mg/ml. Dùng thuốc cùng với thức ăn làm kéo dài tmax và làm giảm Cmax (giảm tới 47%). Tuy nhiên, mức độ hấp thu lamivudin (dựa trên AUC) không bị ảnh hưởng, do vậy, lamivudin có thể sử dụng trong bữa ăn hay cách bữa ăn.

Phân bố
Trong các nghiên cứu đưa thuốc qua đường tiêm tĩnh mạch, thể tích phân bố trung bình là 1,3 lit/kg. Lamivudin có đường biểu diễn dược động học tuyến tính trong khoảng liều điều trị và cho thấy sự kết hợp với albumin huyết tương thấp.
Các số liệu, tuy còn hạn chế, cho thấy lamivudin vào đựơc hệ thần kinh trung ương và tới được dịch não tủy. Khoảng 2-4giờ sau khi uống, tỷ suất trung bình nồng độ lamivudin trong dịch não tủy so với trong huyết thanh là khoảng 0,12.

Chuyển hóa
Lamivudin thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng không đổi. Khả năng tương tác thuốc chuyển hóa với lamivudin thấp do chuyển hóa qua gan thấp (5-10%) và gắn với protein huyết tương thấp.

Thải trừ
Thanh thải toàn thân trung bình của lamivudin là khoảng 0,3 lit/giờ/kg. Thời gian bán thải ghi nhận được là 5-7 giờ. Phần lớn lamivudin thải trừ ở dạng không đổi qua nước tiểu thông qua lọc cầu thận và bài tiết tích cực (hệ thống vận chuyển cation hữu cơ). Thanh thải qua thận chiếm khoảng 70% thải trừ của lamivudin.

HẠN DÙNG

36 tháng

BẢO QUẢN

Giữ nơi khô mát. Để xa tầm tay trẻ em. Thuốc này chỉ dùng theo sự kê đơn của thầy thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.

 

NHAT ANH PHARMACEUTICAL COMPANY LIMITED

Địa chỉ: 19-C12B Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Tel: (848) 3 517 4316 / 3 517 4317    Fax: (848) 3 517 4318

Email: info@nafarma.com

Website: www.nafarma.com

 

Các loại khác:
1. Cà gai leo || 2. COMPOUND GLYCYRRHIZIN INJECTION (CGI) || 3. Nhuận Gan Thiên Ân || 4. Diệp hạ châu || 5. Tomagin || 6. Plunat || 7. Thiên Dược Ích Can || 8. Thảo Can Phương || 9. Bobina || 10. Ursa S || 11. Boganic || 12. VG-5 || 13. Zeffix || 14. HAMEGA || 15. Silymax || 16. Linh Can Khang || 17. Arginin || 18. Entecavir || 19. Nagantec || 20. Enteclud || 21. Dương can linh || 22. Livolin-H || 23. LIVER KING || 24. ACTISSO || 25. VICTRON || 26. ANTIHEB || 27. NAFASERA || 28. DOMELA || 29. FUDTENO || 30. DOADEFO || 31. FUDALL || 32. DOCYCLOS || 33. Lamivudine || 34. TRÀ RÂU NGÔ || 35. Giải độc gan || 36. KINGPHARPHYMA || 37. Tarvinin || 38. Nam dược giải độc || 39. Liversafe || 40. Carmanus || 41. Traly Bình Can || 42. Bedipa || 43. NAM DƯỢC GIẢI RƯỢU || 44. TRÀ HÒA TAN ACTISÔ || 45. Fenlinat || 46. Nagytec || 47. TIÊU ĐỘC HOÀN || 48. Trarginin || 49. HEXYLTAB || 50. DIỆP HẠ CHÂU || 51. Chophytin || 52. DIỆP HẠ CHÂU || 53. ARTISONIC || 54. Giải độc gan Xuân Quang viên hoàn || 55. Ất can ninh || 56. Chobil || 57. Choliver || 58. D-A-R || 59. Liverbil || 60. Vidocenol || 61. Vidoganic || 62. VOSKYO || 63. Diệp Hạ Châu || 64. Nadygan || 65. Giải độc gan Xuân Quang || 66. Actiso || 67. Bavegan || 68. VIXZOL || 69. Cyna phytol || 70. Baraclude || 71. Lamivudin || 72. New liboton || 73. Lamzidivir || 74. Ladoactiso || 75. Thuốc uống Actiso || 76. DƯỠNG CAN – NT || 77. Pudermen || 78. DOMOSAP
Danh sách các thuốc khác
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h