Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
   Suy giảm trí nhớ
kham pha bi n tri nho cua con nguoi ky i
Khám phá bí ẩn trí nhớ của con người ( kỳ I ). (ảnh minh họa).

Trí nhớ là một chức năng thiết yếu của não, được vận dụng không ngưng nghỉ trong hầu hết cuộc đời, vì thế cần phải biết giữ gìn và bảo dưỡng chức năng quý báu này. Không phải chỉ có một mà có nhiều loại trí nhớ: trí nhớ gần (về những sự việc, hình ảnh mới xảy ra), trí nhớ lao động (không bao giờ ta quên cách đi xe đạp) và trí nhớ lâu dài (vốn từ ngữ đã được lưu giữ từ nhỏ đến già, những ký ức đầu tiên...).

 


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Khám phá bí ẩn trí nhớ của con người ( kỳ I )Trí nhớ là một chức năng thiết yếu của não, được vận dụng không ngưng nghỉ trong hầu hết cuộc đời, vì thế cần phải biết giữ gìn và bảo dưỡng chức năng quý báu này. Không phải chỉ có một mà có nhiều loại trí nhớ: trí nhớ gần (về những sự việc, hình ảnh mới xảy ra), trí nhớ lao động (không bao giờ ta quên cách đi xe đạp) và trí nhớ lâu dài (vốn từ ngữ đã được lưu giữ từ nhỏ đến già, những ký ức đầu tiên...).  Khám phá bí ẩn trí nhớ của con người ( kỳ I )

Kỳ I: Những băn khoăn thường gặp

Trí nhớ là một chức năng thiết yếu của não, được vận dụng không ngưng nghỉ trong hầu hết cuộc đời, vì thế cần phải biết giữ gìn và bảo dưỡng chức năng quý báu này. Không phải chỉ có một mà có nhiều loại trí nhớ: trí nhớ gần (về những sự việc, hình ảnh mới xảy ra), trí nhớ lao động (không bao giờ ta quên cách đi xe đạp) và trí nhớ lâu dài (vốn từ ngữ đã được lưu giữ từ nhỏ đến già, những ký ức đầu tiên...).

Tại sao không bao giờ quên đi xe đạp? Ai cũng biết, khi đã biết đi xe đạp thì cả đời không bao giờ quên. Chính trí nhớ về những trải nghiệm "cảm giác và vận động" rất bền vững, ví dụ như đi xe đạp, bơi, lái xe. Não không xử lý các thông tin giống nhau: lưu giữ trí nhớ về lao động nghề nghiệp khác với lưu giữ hình ảnh hay âm thanh. Tiểu não có khả năng lưu giữ trí nhớ về những thao tác thành thục đến mức có thể diễn ra một cách tự động và được gọi là "trí nhớ về kỹ năng làm việc" (procedural memory). Loại trí nhớ này đòi hỏi thao tác phải lặp đi lặp lại hàng nghìn lần mới trở nên bền vững. Tuy nhiên cũng có những thao tác nếu thiếu ôn luyện lâu dài thì cũng sẽ giảm sự thành thục, ví dụ như nghệ sĩ chơi đàn piano.

Con người có thể học được bao nhiều từ ngữ? Trẻ học hết cấp 1 đã biết khoảng 9.000 từ, gần hết cấp 2 khoảng hai chục ngàn từ và vốn từ tiếp tục tăng lên suốt cuộc đời. Người trưởng thành có thể biết vài chục ngàn từ nhưng biết và sử dụng có một khoảng cách, chỉ có vài ngàn từ là được sử dụng trôi chảy mà thôi.   

Trí nhớ có từ khi nào? Thật khó tin nếu có ai đó còn nhớ những kỷ niệm từ thời đi nhà trẻ, nhiều người đã quên hết những kỷ niệm tuổi mẫu giáo và chỉ có trí nhớ từ tuổi học cấp 1... Trên thực tế, đa số bắt đầu có kỷ niệm khoảng 3 - 4 tuổi. Trí nhớ phụ thuộc một phần vào sự phát triển của não và nhất là sự phát triển của ngôn ngữ, vì khi đó trẻ mới bập bẹ dùng lời nói để gợi lại kỷ niệm, điều kiện tiên quyết để hình thành trí nhớ. Trước khi biết nói, trẻ đã có trí nhớ giác quan nhưng loại trí nhớ này rất mong manh, không bền. Nếu không có lời nói để tái hiện, để mô tả, nó rất dễ bị xoá sạch.

Tại sao có khi ấp úng mãi không nói nên lời? Đôi khi có cảm giác không bật ra được một từ nào đó đã quen thuộc, lý do là trí nhớ về từ ngữ liên quan đến 2 mảng khác nhau: mảng trí nhớ từ vựng, bao gồm các từ ngữ đã biết, cách viết và cách phát âm nhưng không hiểu nghĩa (tức không biết từ đó chỉ cái gì) và mảng trí nhớ về nghĩa của từ (ví dụ "ly" là để uống nước). Dĩ nhiên, hai mảng có liên hệ với nhau, một từ có thể có một hay nhiều nghĩa và phần lớn người ta có mảng trí nhớ về ngữ nghĩa hoạt động nhạy bén, hiệu quả hơn vì thế đến nhanh hơn. Đôi khi não tìm ra nghĩa của một từ muốn nói (ví dụ muốn có cái bát để ăn cơm) nhưng lại không tìm được chính từ đó (cái bát) trong mảng trí nhớ từ vựng cho nên cứ ấp úng, không thốt ra lời. Nói cách khác, tư duy thì đã có nhưng "phương tiện chuyển tải" thì chưa đến. Trong trường hợp vấp phải lỗ hổng về trí nhớ này, Alain Lieury (giáo sư tâm lý nhận thức, Pháp) đưa ra một mẹo sau: hãy nhẩm lại 24 chữ cái, khi gặp chữ cái đúng thì từ đó sẽ nảy ra.

Trò chơi ráp ô chữ có giúp làm tăng trí nhớ? Não không phải là cơ bắp, chơi điền ô chữ, ráp ô chữ hay học thuộc lòng danh sách các từ ngữ không làm "nở nang" trí nhớ. Tuy nhiên, lao động trí óc kích thích và lưu giữ trí nhớ: đọc, viết, suy ngẫm, trao đổi với người khác đều có tác dụng tốt để duy trì những mối liên hệ giữa của tế bào thần kinh của trí nhớ.

Khi tế bào thần kinh "lười biếng" thì dễ lão hoá hơn những tế bào thần kinh luôn phải hoạt động. Kích thích trí tuệ góp phần gìn giữ khả năng phản xạ và lưu giữ trí nhớ. Hơn nữa, những rối loạn về trí nhớ cũng thường xảy ra hơn sau khi đã nghỉ hưu, nguyên nhân chỉ do não không còn nhận được những tác động đến trí tuệ, không còn làm việc bằng trí óc nhiều nữa. Vì thế mọi trò chơi trí tuệ (tú lơ khơ, cờ tướng, cờ vua...) đều làm cho các tế bào thần kinh phải làm việc. 

BS. Xuân Anh(SK&ĐS)

Để tìm thuốc cho Suy giảm trí nhớ, hãy bấm vào đây
Các bài tin liên quan
 
 
 
 
 
 
 
Trang: 1  2  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h