Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
   Phụ nữ mang thai
phu nu mang thai ba thang dau tam ca nguyet thu 1
Phụ nữ mang thai: Ba tháng đầu(Tam cá nguyệt thứ 1). (ảnh minh họa).

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi. Do cơ thể phải điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress. Chúng đều là những biểu hiện bình thường.

 


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Phụ nữ mang thai: Ba tháng đầu(Tam cá nguyệt thứ 1)Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi. Do cơ thể phải điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress. Chúng đều là những biểu hiện bình thường.  Phụ nữ mang thai: Ba tháng đầu(Tam cá nguyệt thứ 1)

Những thay đổi ở cơ thể mẹ

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi. Do cơ thể phải điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress. Chúng đều là những biểu hiện bình thường.

Hầu hết những sự khó chịu này sẽ biến mất trong quá trình phát triển của thai. Và một số phụ nữ có thể không cảm thấy bất cứ sự khó chịu nào cả. Nếu bạn đã từng có thai trước đây, bạn có thể cảm thấy sự khác biệt trong khoảng thời gian này. Cũng giống như mỗi phụ nữ mang thai đều cảm thấy khác nhau, chính bản thân từng người phụ nữ cũng cảm thấy sự khác nhau ở những lần mang thai khác nhau.

Khi cơ thể bạn thay đổi, bạn có thể cần phải thay đổi những sinh hoạt hằng ngày bình thường của mình. Dưới đây là một số thay đổi hoặc triệu chứng thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Mệt mỏi

Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau hết, cơ thể bạn đang phải làm việc rất cực nhọc để phát triển cả một sinh thể mới.

Hãy thử làm những cách sau để giảm mệt mỏi:

Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm, và chợp mắt một chút vào ban ngày khi có cơ hội.
Khi cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi và thư giãn.
Bắt đầu ngủ nghiêng người qua bên trái để làm giảm áp lực đè lên các mạch máu lớn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu bạn bị tăng huyết áp khi mang thai, thì việc nằm ngủ nghiêng trái thậm chí còn trở nên quan trọng hơn nữa.
Nếu bạn cảm thấy stress, hãy cố gắng tìm cách để thư giãn.


Buồn nôn và nôn

Thường được gọi là ốm nghén, triệu chứng buồn nôn và nôn rất thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy có vẻ như triệu chứng này kéo dài mãi mãi, nhưng nó thường sẽ hết sau tam cá nguyệt thứ nhất.

Hãy thử làm những cách sau để phòng ngừa và làm dịu triệu chứng buồn nôn:

Chia bữa ăn ra làm nhiều bữa nhỏ (6 đến 8 bữa một ngày) chứ không nên ăn 3 bữa lớn. Tránh những thức ăn có chất béo, đồ chiên hoặc có nhiều gia vị.
Ăn những loại snack tinh bột, chẳng hạn như bánh mì nướng, bánh quy mặn, hoặc những loại ngũ cốc khô khi bạn cảm thấy buồn nôn. Để một ít cạnh giường và ăn chúng trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn vào nửa đêm, hãy lấy một ít để ăn. Cũng là một ý hay nếu bạn muốn mang những loại snack này bên cạnh mình suốt ngày để đề phòng trường hợp buồn nôn.
Uống các loại nước carbonate giữa các bữa ăn.
Hãy hỏi bác sĩ về việc thay đổi các loại vitamin đang sử dụng trước khi sinh nếu như có vẻ như nó làm bạn cảm thấy buồn nôn nhiều hơn. Đôi khi uống những loại vitamin này vào một thời điểm khác (vào buổi tối chứ không phải buổi sáng) cũng có thể có kết quả.
Hãy hỏi bác sĩ về việc dùng vitamin B6 để giảm buồn nôn nếu thay đổi chế độ ăn vẫn không làm thuyên giảm triệu chứng này.
Nếu bạn cho rằng bạn bị nôn quá nhiều, hãy gọi cho bác sĩ. Nếu bạn bị mất quá nhiều dịch, bạn có thể bị thiếu nước. Tình trạng thiếu nước có thể rất nguy hiểm cho bạn và cho thai nhi.

Ở một số phụ nữ, triệu chứng buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ nặng đến mức họ trở nên bị suy dinh dưỡng và thiếu nước. Những phụ nữ này có thể gặp một tình trạng được gọi là nôn nghén (HG - Hyperemesis gravidarum). Nôn nghén là tình trạng buồn nôn liên tục và/hoặc nôn 6,7 lần mỗi ngày trong 3 đến 4 tháng đầu thai kỳ.

Nôn nghén làm các thai phụ không uống đủ nước và ăn đủ thức ăn để khỏe mạnh được. Những thai phụ nôn nghén bị mất hơn 5% cân nặng so với trước khi sinh, bị những bệnh về dinh dưỡng và những bệnh về cân bằng điện giải của cơ thể. Tình trạng nôn và buồn nôn kéo dài cũng có thể gây khó khăn cho các thai phụ khi đi làm việc hoặc làm những việc thường ngày.

Nhiều thai phụ bị nôn nghén có thể cần phải nhập viện để được cung cấp dịch và chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Thông thường, những thai phụ này sẽ bắt đầu cảm thấy khỏe hơn vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Những một số phụ nữ sẽ nôn và cảm thấy buồn nôn trong suốt thai kỳ.

Đi tiểu nhiều

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, có thể bạn sẽ phải đi vào toilet liên tục do tử cung đang phát triển đè lên bàng quang gây tiểu nhiều.

Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn chú ý thấy đau, rát, hoặc chảy mủ hoặc máu trong nước tiểu. Bạn có thể bị nhiễm trùng đường niệu và cần phải được điều trị.

Tăng cân

Trong vòng 3 tháng đầu, chỉ số cân nặng của bạn sẽ tăng lên một ít, khoảng nửa kg mỗi tháng.

Những thay đổi ở thai nhi

Vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi có chiều dài khoảng 7,6 cm và nặng khoảng 14,17 gr. Hai mắt di chuyển lại gần nhau để vào vị trí của chúng và tai cũng ở đúng chỗ của nó. Gan tạo ra mật và thận tiết nước tiểu vào bàng quang. Mặc dù có thể bạn không cảm thấy thai nhi cử động nhưng thật chất là nó đang cử động ở bên trong khi có người ấn vào bụng mẹ.

Đi khám bệnh

Trong những tháng đầu của thai kỳ, việc đi khám bệnh thường xuyên (chăm sóc trước sinh) đặc biệt quan trọng. Hãy hợp tác với bác sĩ để cùng chăm sóc thai, cố gắng đi khám tất cả các lần hẹn vì tất cả chúng đều rất quan trọng.

Trong lần khám thai đầu tiên, các bác sĩ hoặc y tá có thể thực hiện một số việc sau:

Khai thác những thông tin về sức khỏe của bạn bao gồm những bệnh đã mắc, những cuộc phẫu thuật đã trải qua hoặc những lần mang thai trước đây.
Khai thác những thông tin về sức khỏe của gia đình bạn.
Khám lâm sàng đầy đủ.
Khám khung chậu và làm Pap test.
Kiểm tra huyết áp, nước tiểu, và cân nặng
Xác định ngày dự sanh.
Trả lời những thắc mắc của bạn.


Những xét nghiệm và thủ thuật được làm trong 3 tháng đầu

Để kiểm tra một số bệnh lý hoặc di truyền, bạn có thể cần phải thực hiện một số xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm máu, nước tiểu, cấy vi khuẩn, hoặc siêu âm trong 3 tháng đầu. Những xét nghiệm thường được đề nghị nhất trong 3 tháng đầu bao gồm:

Khảo sát lớp mờ vùng gáy

 

Là một loại khảo sát mới có thể thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 14 của thai kỳ. Đây là cách dùng siêu âm và xét nghiệm máu để tính toán nguy cơ bị một số dị dạng bẩm sỉnh. Các bác sĩ sử dụng siêu âm để kiểm tra độ dày của vùng phía sau cổ thai nhi. Họ cũng xét nghiệm máu để xác định nồng độ protein được gọi là protein huyết thanh liên quan đến thai kỳ và hormon gonadotropin ở màng đệm người (hCG). Các bác sĩ sẽ dùng thông tin này để xác định xem thai nhi bình thường hay có nguy cơ bị dị dạng bẩm sinh cao hơn bình thường.

Trong một nghiên cứu quan trọng gần đây, khảo sát lớp mờ vùng gáy có thể phát hiện ra được 87% trường hợp bị hội chứng Down khi thực hiện vào tuần thứ 11 của thai kỳ. Nếu khảo sát lớp mờ vùng gáy đi kèm với một xét nghiệm máu khác được thực hiện vào tam cá nguyệt thứ hai (xét nghiệm tầm soát huyết tương mẹ), sẽ phát hiện ra được 95% thai nhi bị hội chứng Down.

Cũng giống như mọi loại khảo sát khác, kết quả khảo sát này đôi khi cũng có thể sai sót. Khoảng 5% phụ nữ được khảo sát cho kết quả thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh nhưng thật sự thì chúng vẫn khỏe mạnh. Hiện tượng này được gọi là dương tính giả. Để biết chắc chắn thai nhi có bị dị tật bẩm sinh hay không, sau khi thực hiện khảo sát này cần phải làm thêm các khảo sát chẩn đoán chẳng hạn như xét nghiệm lấy mẫu nhung mao màng đệm hoặc chọc ối.

Hiện nay khảo sát lớp mờ vung đáy chưa được sử dụng rộng rãi. Nếu bạn có hứng thú với khảo sát này, hãy trao đổi với bác sĩ khám cho mình. Nếu bác sĩ không thể thực hiện được, họ có thể gửi bạn đến những bác sĩ khác có khả năng. Khảo sát này cho phép các bà mẹ phát hiện ra sớm những vấn đề tiềm tàng của thai nhi và có thể giúp quyết định khi nào cần phải thực hiện các khảo sát theo dõi.

Xét nghiệm lấy mẫu nhung mao màng đệm

Xét nghiệm lấy mẫu nhung mao màng đệm được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 10 đến 12 của thai kỳ. Khi thực hiện, các bác sĩ đâm kim xuyên qua bụng và luồn catheter qua cổ tử cung để chạm đến nhau. Sau đó, các bác sĩ sẽ lấy một mẫu các tế bào từ nhau. Các chuyên gia sẽ sử dụng mẫu này để tìm những bất thường trên nhiễm sắc thể của thai nhi. Xét nghiệm này không thể phát hiện được bệnh hở ống thần kinh. Khoảng 1/200 phụ nữ bị sẩy thai khi thực hiện xét nghiệm này.
 

Theo Yhoc-net

Để tìm thuốc cho Phụ nữ mang thai, hãy bấm vào đây
Các bài tin liên quan
 
 
 
 
 
 
 
Trang: 1  2  3  4  5  6  7  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h