Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
   Tay chân miệng
tay chan mieng cach dieu tri va che do dinh duong
Tay chân miệng cách điều trị và chế độ dinh dưỡng. (ảnh minh họa).

Tay chân miệng cách điều trị và chế độ dinh dưỡng


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Tay chân miệng cách điều trị và chế độ dinh dưỡngTay chân miệng cách điều trị và chế độ dinh dưỡngTay chân miệng cách điều trị và chế độ dinh dưỡng

Bệnh tay - chân - miệng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện tại, thầy thuốc chỉ có thể điều trị triệu chứng: theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị tích cực biến chứng. Do vậy, để ngăn chặn, phòng tránh bệnh lây truyền, biện pháp chính vẫn là phòng bệnh. Khi phát hiện con mình có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh tay - chân - miệng, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Phân độ nặng của bệnh

Độ 1: chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da.

Độ 2: rung giật cơ, bức rức, chới với.

Độ 3: yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê.

Độ 4: suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch.

Nguyên tắc điều trị

- Điều trị triệu chứng.

- Theo dõi sát, phát hiện sớm các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện.

- Điều trị tại nhà: chỉ điều trị tại nhà những trẻ bị bệnh tay chân miệng độ I.

- Hạ sốt, giảm đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng/ mỗi 4 - 6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38oC trở lên.

- Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng.

- Nghỉ ngơi.

- Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.

- Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.

- Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh.

- Theo dõi các dấu hiệu nặng: khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.

Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng

- Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường...

- Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Cần chú ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.

- Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 - 5 ngày) nên cho bé ăn trở lại bình thường, không kiêng khem.

DS. Nguyễn Văn Sinh

Để tìm thuốc cho Tay chân miệng, hãy bấm vào đây
Các bài tin liên quan
 
 
 
 
 
 
 
Trang: 1  2  3  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h