Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
benh lien cau lon va cach phong chong
Bệnh liên cầu lợn và cách phòng, chống. (ảnh minh họa).

Người bệnh sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác... xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Bệnh liên cầu lợn và cách phòng, chốngNgười bệnh sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác... xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.Bệnh liên cầu lợn và cách phòng, chống

Bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra trên lợn là chủ yếu, ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn có thể lây cho người, vì vậy nó được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Bệnh cảnh viêm màng não ở liên cầu lợn:
 
Người bệnh sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác... xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hóa: sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiện của viêm màng não.

Trường hợp nặng: Sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong.

Chẩn đoán xác định:
 
Tìm thấy S.suis gây bệnh (thường là S.suis týp II) khi nuôi cấy bệnh phẩm (máu người bệnh hoặc các mô, tổ chức bị tổn thương) hoặc tiến hành làm xét nghiệm huyết thanh học hoặc làm phương pháp sinh học phân tử (PCR). Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự viêm màng não do não mô cầu, viêm màng não do Haemophilus Influenzae, sốt xuất huyết thể nặng.

Xét nghiệm cần làm:

- Loại mẫu bệnh phẩm: máu người bệnh, các mô, tổ chức bị tổn thương.

- Phương pháp xét nghiệm:

+ Phân lập liên cầu: Cấy máu, lấy khuẩn lạc nhuộm soi thấy hình ảnh liên cầu gram (+), tiếp đó quan sát hiện tượng dung huyết alpha và beta trên môi trường thạch máu cừu và ngựa.

+ Thực hiện phản ứng kháng thể huỳnh quang phát hiện vi khuẩn tại các mô bị nhiễm.

+ Làm phản ứng PCR là phương pháp chính xác nhất.

Tác nhân gây bệnh

- Tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn gram dương, hình cầu hay hình ô van, kỵ khí tùy tiện. Ở động vật, vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi và hạch hạnh nhân. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn. Dựa vào đặc điểm của các polysaccharid ở lớp vỏ bọc vi khuẩn, người ta đã xác định vi khuẩn có 35 týp huyết thanh. Trong đó, S.suis týp II thường gây bệnh ở người. S.susi chủ yếu sống ở lợn nhà nhưng đôi khi cũng tìm thấy ở các loài lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim. S.suis có thể tồn tại lâu trong phân, nước, rác. Như vậy, môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền bệnh của vi khuẩn. S.suis dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn và tẩy rửa, có thể điều trị hiệu quả bằng kháng sinh.

Nguồn truyền nhiễm

 

- Ổ chứa: Lợn nhà, có thể cả lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim. Các véc-tơ có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, gián, chuột.

- Thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ từ vài giờ đến 3 ngày.

- Thời kỳ lây truyền: Hiện nay chưa được biết đầy đủ. Khả năng khi lợn bị bệnh, vi khuẩn S.suis biến đổi và tăng độc tính mới lây nhiễm cho người. Chưa thấy có sự lây truyền bệnh từ người sang người.

Phương thức lây truyền

- Streptococcus suis có thể lây truyền qua người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín. Hiện nay, chưa có bằng chứng bệnh liên cầu khuẩn có thể lây trực tiếp từ người sang người.

- Lợn mang vi khuẩn là nguồn lây nhiễm chính. Bệnh có thể truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể vẫn có mặt ở hạch hạnh nhân của lợn sau khi đã được điều trị bằng kháng sinh penicillin. Lợn nái có thể mang vi khuẩn trong tử cung và âm đạo. Lợn có thể bị nhiễm vi khuẩn ở bất kỳ tuổi nào. Khả năng nhiễm và gây bệnh của vi khuẩn ở lợn con cao hơn ở lợn trưởng thành. Các đàn lợn con trong trạng thái chịu stress và tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ có khả năng phát bệnh cao.

- Phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp. Các động vật khác có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, gián, chuột.

Tính cảm nhiễm và miễn dịch

- Ở lợn: Có thể bị nhiễm vi khuẩn ở bất kỳ tuổi nào. Khả năng nhiễm và gây bệnh của vi khuẩn ở lợn con cao hơn ở lợn trưởng thành.

- Ở người: Hiện nay chưa được biết đầy đủ.

- Những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao: người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, người giết mổ gia súc, cán bộ thú y, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt lợn ốm chết.

 

*Người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh. Biểu hiện lâm sàng chính là: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết... Tỷ lệ chết có thể tới 7%.

Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, ICD-10 B95: Streptococcus suis diseases.

* Theo một nghiên cứu gần đây của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh cho thấy bệnh này có khuynh hướng xảy ra vào mùa hè nắng nóng, 58 bệnh nhân (81%) là nam giới. Phần lớn bệnh nhân là nông dân, 38% bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với lợn hay thịt lợn, tuy nhiên chỉ có 6 bệnh nhân (8%) có tổn thương da nghi ngờ. 69 bệnh nhân (96%) biểu hiện bệnh cảnh viêm màng não như: sốt, nhức đầu, ói, cổ cứng, rối loạn tri giác là những triệu chứng thường gặp. 68% trường hợp viêm màng não mủ có triệu chứng ù tai, điếc. Một bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết bị sốc do nhiễm độc tố liên cầu. Sau 10 - 14 ngày dùng kháng sinh ceftriaxon, hầu hết bệnh nhân đều hồi phục. Tất cả các chủng vi khuẩn phân lập được còn nhạy cảm với penicillin và ceftriaxon.

Các biện pháp phòng, chống dịch

 

- Biện pháp phòng bệnh:

Đối với người giết mổ lợn phải tuân theo các quy định: Không giết mổ lợn bị bệnh; không được sử dụng thịt lợn chết làm thức ăn cho động vật khác và phải xử lý lợn bị bệnh chết triệt để, tránh gây nhiễm ra môi trường và cộng đồng; mang các dụng cụ bảo vệ cá nhân cần thiết (găng tay, khẩu trang, kính, mũ...), bảo đảm các vết xước, vết thương không tiếp xúc với lợn hay các sản phẩm của lợn; nơi giết mổ phải bảo đảm vệ sinh môi trường sạch sẽ, tách biệt với khu chế biến thức ăn.

Đối với người mua bán thịt lợn: Không mua, bán lợn bị bệnh; không mua bán lợn, thịt lợn không rõ nguồn gốc; chỉ mua lợn, thịt lợn có nguồn gốc, không bị bệnh và có dấu hiệu kiểm dịch của cơ quan thú y.

Đối với người tiêu dùng: Không ăn thịt lợn sống, không ăn tiết canh, nội tạng lợn chưa được nấu chín, không ăn thịt lợn và sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc; không tiếp xúc với sản phẩm từ lợn còn sống khi tay có vết xây xước, trừ khi mang găng bảo vệ.

Đối với người chế biến thức ăn: Giữ cho khu vực chế biến thức ăn sạch sẽ và rửa tay sau khi thao tác; khi lưu trữ, bảo quản thịt sống phải tách biệt với nơi bảo quản thịt đã qua chế biến hoặc sản phẩm ăn sẵn để tránh lây nhiễm bệnh; không dùng dụng cụ chế biến thịt sống để chế biến thịt (dao, thớt); rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi chế biến thịt; sản phẩm phải được nấu chín kỹ trước khi ăn...

- Biện pháp chống dịch: Khi nhận thấy có dịch liên cầu khuẩn xảy ra thì phải  xử lý như xử lý một ổ dịch truyền nhiễm:

+ Tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp bị nghi nhiễm liên cầu lợn, nên đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời, đặc biệt chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn.

+ Khoanh vùng, phun khử trùng môi trường vùng có dịch bằng chloramin B 3-5%.

+ Nghiêm cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn. Không giết mổ, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết phải tiêu hủy đúng cách.

+ Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu hủy. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn. Để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.

- Nguyên tắc điều trị: Lưu ý phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện viêm màng não và có tiếp xúc với lợn bị bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng.

Điều trị kháng sinh đặc hiệu penicillin liều cao: uống, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch, thường phải điều trị trên 10 ngày. Có thể dùng các kháng sinh khác cũng hiệu quả như: ampicillin, erythromycin hoặc nhóm cephalosporin.

Điều trị triệu chứng và áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực nếu có biến chứng nặng.

Lọc máu nếu có điều kiện.

- Kiểm dịch y tế biên giới: Thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm dịch quốc tế khi xuất, nhập lợn qua biên giới để không đưa mầm bệnh từ nước ngoài xâm nhập vào nước ta và ngược lại.      

TS. Trần Thanh Dương
(Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng)/SK&ĐS
  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Cây lược vàng có phải là
  • Thời gian gần đây, một số tin “hot” về cây lược vàng được mệnh danh là “thần dược”. Theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về cây thuốc lược vàng.

  • Những sự cố có thể gặp khi đang quan hệ
  • Nếu tôi ví sự cố trên giường tương đương với tình trạng giao thông xứ mình e là các nhà giao thông công chánh sẽ nổi đóa lên mà rằng: giường chỉ có 2 người lấy đâu ra kẹt, ùn, tắc, va quẹt, vỡ đầu, rơi xuống vực, cầu sập, cầu lủng, xe đụng

  • Có nên uống đông dược và tân dược cùng một lúc?
  • Để điều trị bệnh, nhiều khi phải dùng kết hợp cả y học hiện đại và y học cổ truyền, nhưng có nên uống tây y (tân dược) và đông y (đông dược) cùng một lúc hay không, uống như thế nào để đạt hiệu quả cao?

  • 10 sự thật đáng ngạc nhiên về cholesterol
  • Nói đến cholesterol mọi người đều liên hệ ngay tới thực phẩm béo ngậy và các bệnh tim mạch nhưng đó chỉ là một phần nổi bật của cholesterol. 10 sự thật sau vẫn sẽ làm bạn phải ngạc nhiên.

  • Làm sao cho khỏi xuất binh… sớm?
  • Thời xa xưa, thuở ban đầu của lịch sử loài người, khi tình dục chỉ đơn thuần là truyền giống, xuất tinh sớm là một ưu thế.

  • Thức tỉnh vùng yêu
  • Khi đề cập đến "vùng nhạy cảm" của phụ nữ, nhiều người nghĩ ngay đến "vùng kín". Đấy là những suy nghĩ hết sức sai lầm. Vậy thì những khu vực nào trên cơ thể nàng dễ đem lại cảm xúc? Nếu nam giới biết cách thì từ đầu chân nàng đều là những vùng hết sức nhạy cảm.

  • Dị ứng trong… đời sống tình dục
  • Có rất nhiều tác nhân khác nhau về bản chất lại gây ra cùng một phản ứng giống nhau ở người - đó là tình trạng dị ứng. Và trong đời sống tình dục cũng có những kiểu dị ứng riêng của nó

  • Vì sao đàn ông ăn
  • Một số người không thích hai chữ “tình dục” vì coi đó là điều cấm kỵ, là chuyện riêng của 2 người trong phòng mà cứ lôi ra bàn. Có người còn coi đó là tục tĩu, là không phù hợp với thuần phong mỹ tục của ta. Thậm chí có người còn gọi đó là “trụy lạc”

  • Những cách vượt cơn ghen hoang tưởng
  • Muốn thoát khỏi ám ảnh mình bị "cắm sừng", dù thực tế không hề có, bạn phải tìm nguyên nhân xem mình ghen tuông vì cảm thấy yếu thế so với nàng hay vì bạn từng bị phản bội hoặc bạn "suy bụng ta ra bụng người".

  • Những “vũ khí” chống cảm cúm, cảm lạnh
  • Mỗi cái hắt hơi sẽ bắn ra hơn 100 ngàn giọt dịch có chứa vi khuẩn mà có thể sống sót tới 2 ngày trong thời tiết lạnh. Đó là lý do vì sao cảm cúm-cảm lạnh là một phần không thể thiếu của mùa đông. Vậy thứ gì sẽ bảo vệ bạn tốt nhất?

  • Những điều có thể chưa biết về đôi chân
  • Hầu như chẳng mấy ai nghĩ đến phần quan trọng nhất tính từ hông trở xuống: đôi chân. Nhưng hãy “để mắt” tới khu vực thường có mùi khó ưa này vì bạn di chuyển được là nhờ chúng.

  • Bí kíp cho người buồn ngủ ngày
  • Có nhiều người lúc nào cũng có cảm giác buồn ngủ, cho dù là đang học tập hay làm việc. Thói quen xấu này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cũng như hiệu quả công việc. Có thể những lời khuyên dưới đây sẽ giúp chúng ta giảm bớt tình trạng này.

  • 5 sai lầm thường gặp khi chăm trẻ sơ sinh
  • Trẻ ngủ ngoan nhiều tiếng liền; ăn uống theo thời khóa biểu, cho trẻ ngủ trên bề mặt quá mềm... là những sai lầm thường gặp ở các bậc phụ huynh mới sinh con.

  • Ăn chuối để giảm cân
  • Thay vì ăn các loại đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, cứ mỗi 2 tiếng, bạn ăn 1 quả chuối, vừa giúp giảm căng thẳng, vừa giúp giữ cân. Và đây chỉ là 1 trong 15 lợi ích từ chuối.

  • Chế độ ăn ở người viêm khớp dạng thấp
  • Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh gặp ngày càng nhiều, nguyên nhân là do miễn dịch, bệnh sẽ nặng hơn khi mùa lạnh đến. Những nghiên cứu gần đây cho thấy 30-40% bệnh nhân VKDT có thể có lợi nếu họ xác định được loại thức ăn nghi ngờ và loại hẳn nó ra trong chế độ ăn.

  • Các biện pháp phòng ngừa sinh non
  • Trẻ sinh non khi lọt lòng mẹ ở thời điểm tuổi thai chưa đến 37 tuần (tính từ ngày người mẹ có kinh lần cuối), thường cân nặng của trẻ sinh non nặng dưới 2,5kg. Theo các bác sĩ, việc phát hiện sớm các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ sinh non là rất quan trọng để xử trí kịp thời.

  • Những nơi có nhiều vi khuẩn nhất trong nhà
  • Rửa tay, một việc làm phổ biến, mà cũng là một việc đáng làm, nhất là khi dịch cúm A/H1N1 đang lan tràn trên tòan thế giới. Thế nhưng, mọi cách rửa tay đều có thể không thể tiêu diệt được những vi khuẩn và virus luôn rình rập khắp trong nhà bạn.

  • Giải cứu nhan sắc bà bầu
  • Đã có nhà văn từng ví von người phụ nữ đẹp nhất là lúc mặc áo cưới và lúc mặc áo… bầu. Cô dâu thì đương nhiên đẹp rồi nhưng còn bà bầu? Nếu… đẹp, có lẽ là nét đẹp tinh thần mà đẹp kiểu này không phải bà bầu nào cũng mãn nguyện.

  • Làm gì để môi bớt khô?
  • Tôi 23 tuổi, gần đây môi thường xuyên bị khô, cảm giác rất khó chịu, đôi khi hơi rát. Tôi phải làm gì để hạn chế tình trạng này, mong bác sĩ tư vấn. (Khánh Chi, Phú Nhuận)

  • Khi bắt đầu bước vào một chế độ ăn kiêng khắt khe, rất có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn và lúng túng vì cơ thể chưa quen với nếp ăn uống mới. Nếu không có quyết tâm và cách làm đúng, bạn sẽ sớm phải bỏ cuộc.

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h