Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
co tich lang tri benh gay dan
Cổ tích làng “trị bệnh gảy đàn”. (ảnh minh họa).

Cái ngứa khủng khiếp như lặn vào trong, cứa lên từng thớ thịt đến không chịu nổi... Khắp nơi, đâu đâu cũng thấy cảnh dân hàng tổng tụm năm tụm ba để... gãi cho nhau.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Cổ tích làng “trị bệnh gảy đàn”Cái ngứa khủng khiếp như lặn vào trong, cứa lên từng thớ thịt đến không chịu nổi... Khắp nơi, đâu đâu cũng thấy cảnh dân hàng tổng tụm năm tụm ba để... gãi cho nhau.Cổ tích làng “trị bệnh gảy đàn”

Trong bóng chiều nhập nhoạng ngày cuối năm, một chiếc ôtô láng coóng dừng lại vệ đường vào làng Rí. Đẩy cửa xe bước xuống, hai cặp nam nữ ăn mặc lịch sự, tay chỉ trỏ, mắt ngó nghiêng quan sát tứ phía. Bà cụ chủ quán nước thở dài: "Chắc lại sắp phá vườn thuốc chứ gì? Nhìn ngữ kia, rõ là người mua đất từ thành phố về. Nghề thuốc làng Rí sắp mạt vận rồi...".

Huyền sử nghề

Chiếc xe ôtô chở những vị khách sang trọng đi rồi, tiếp thêm cho tôi cốc chè xanh đặc sánh, bà cụ chủ quán thong thả kể về "lịch sử phát triển" của cái nghề mà người khắp nơi đã mệnh danh một cách hài ước là chuyên "trị bệnh gảy đàn" của người làng Rí: Từ lâu lắm, khi Tổng Đông Quan, trấn Thái Bình (huyện Đông Hưng - Thái Bình ngày nay) chỉ là những cánh đồng ngút ngát lau sậy, dân cư trú thưa thớt, bỗng phát một trận dịch ghẻ lở, hắc lào... Cả tổng ngứa. Cái ngứa khủng khiếp như lặn vào trong, cứa lên từng thớ thịt đến không chịu nổi... Khắp nơi, đâu đâu cũng thấy cảnh dân hàng tổng tụm năm tụm ba để... gãi cho nhau. Đây đó đã có kẻ chết vì gãi quá nhiều làm máu chảy, vết thương bị nhiễm trùng. Đúng lúc đó, một người họ Nguyễn ở làng Rí bỗng được tiên ông báo mộng cho cách tận dụng cây cỏ quanh nhà để chữa căn bệnh quái ác này. Từ đó đến nay, trải qua bao biến cố thăng trầm, họ Nguyễn ở Rí vẫn cố giữ lấy cái nghề "trời cho", xem đó như một thứ "vũ khí" trị bệnh cứu người, cũng là để trị "căn bệnh" túng thiếu vốn hiện hữu kinh niên ở xứ đồng chiêm nước trũng...

 

 Cụ Nguyễn Thị Sửu đang kê đơn thuốc cho khách.

Chẳng rõ lời bà cụ bán nước kể thực hư thế nào, còn theo một tài liệu viết về Rí mà tôi có được thì đây là một làng cổ thuộc xã Đông La, huyện Đông Hưng, có lịch sử hình thành và phát triển vào loại lâu đời nhất nhì tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, cũng như nhiều người già cả khác trong làng, cụ Nguyễn Thị Sửu, năm nay đã 87 tuổi, là chủ hộ có 6 đời sinh sống bằng nghề chữa bệnh ngoài da lại không biết gốc gác của cái nghề vốn đã nuôi sống bao thế hệ trong dòng họ mình. Ngồi tiếp khách trên chiếc sập gụ kê giữa ngôi nhà năm gian cổ, vẫn giữ nguyên lối xưng hô cũ, cụ bảo tôi: "Các cụ ngày trước kể thuốc chữa ghẻ lở, hắc lào của Rí do thần tiên phù hộ mà cho, em nghĩ chắc chả phải đâu ông nhỉ!..." Rồi với giọng buồn buồn, cụ kể: Không rõ nghề này có từ khi nào. Chỉ biết rằng khi sinh ra, lớn lên đã thấy ông cụ thân sinh bấy giờ là tiên chỉ làng sống bằng nghề bán thuốc đặc trị các bệnh ngoài da cho thiên hạ rồi... Thời xưa, do cuộc sống sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn đủ bề, những căn bệnh dạng xuất ngứa ngoài da sẵn lắm. Có nghề, có kinh nghiệm do cha ông truyền lại cùng với sự cần cù, kiên nhẫn từ hai bàn tay trắng, nhiều hộ gia đình ở Rí đã xây dựng nên cơ nghiệp không lớn nhưng cũng đủ để người ngoài làng, trong tổng nể vì. Trong làng có một luật lệ nghiêm ngặt đã được ghi trong gia phả của mỗi dòng họ: Công thức bí truyền chế biến ra thuốc đặc trị các bệnh xuất ngứa ngoài da chỉ được truyền cho đàn ông trong nhà. Mỗi gia đình có con trai đến tuổi trưởng thành đều phải thề trước bàn thờ tổ tiên là sẽ tiếp tục nối nghề do cha ông truyền lại. Chính vì thế, dù đã trải qua hàng chục đời kể từ khi có nghề gia truyền, người làng Rí không chỉ giữ được nghề đặc trị các bệnh "tủ" thông thường như ghẻ lở, hắc lào, lang ben, nấm... mà còn có thể chữa các chứng bệnh nổi tiếng khó chữa như vảy nến, á sừng, tổ đỉa, eczema...

 

Những tiếng thở dài

Học cha làm thuốc trị "bệnh gảy đàn" từ hồi tóc còn để chỏm, đến nay, ông Nguyễn Văn Chương đã sang tuổi 76. Nhưng tuổi cao, sức yếu cũng không làm ông lẫn, trái lại, rất minh mẫn trong khi điều khiển "dây chuyền" làm thuốc trong nhà. Cứ mỗi sáng sớm, ông lại chân đất, tha thẩn bên mảnh vườn rộng để "nghe" những cây thuốc cựa mình trong sương, để rồi đến "giờ làm việc", lại thung dung ngồi ở tràng kỷ sai bảo lũ con cháu, đứa ủ thuốc, pha chế, đứa gói hàng "phân phối" cho những "bệnh nhân" từ xa đến cắt thuốc. Ông bảo, người làng Rí chỉ bằng những loại cây, lá đơn giản, trong đó chủ yếu là chế phẩm của cây uy linh tiên... nhưng do có công thức bí truyền, cách chưng cất, sao tẩm công phu nên có thể cho ra lò nhiều loại thuốc ở dạng cao có thể trị tiệt nọc nhiều căn bệnh ngoài da. Có lẽ, đến lúc "xuống lỗ", ông cũng không bỏ cái nghiệp cha ông truyền lại. Rồi chép miệng, ông thở dài nói với tôi trong hoang hoải, xa xót: "Những người chúng tôi rồi cũng sẽ đến lúc về trời, chẳng biết lớp trẻ có giữ được nghề cho đời sau không. Nghề làm thuốc là một công việc tỉ mỉ, cẩn thận và hết sức vất vả. Bọn trẻ bây giờ không thích nghề thuốc dù đó là nghề gia truyền kiếm sống bao đời...". Và trong nỗi niềm thổ lộ với tôi, ông tỏ rõ sự tiếc nuối khi phải chứng kiến sự hưng thịnh của nghề đang ngày càng "xuống dốc". Theo ông, mươi năm trở về trước, phần lớn hộ gia đình làm nghề bốc thuốc nam chữa các căn bệnh xuất ngứa ngoài da ở Rí đều thuộc diện gia đình có của ăn của để. Dăm năm trở lại đây, vì nhiều lý do, người làng Rí chỉ coi nghề làm thuốc như một nghề tay trái. Và bây giờ có đốt đuốc tìm mỏi mắt cũng không tìm ra một gia đình cả nhà theo nghề thuốc...

 

 Ông Nguyễn Văn Chương chăm sóc vườn thuốc của gia đình.

Nhìn theo hướng tay của ông Chương chỉ, khó có thể hình dung được chỗ những dãy nhà san sát kia đã có thời là những mảnh vườn trồng các loại cây thuốc nam dùng để chưng cất thành những loại thuốc đặc trị bệnh ngoài da theo công thức bí truyền. Cả làng Rí bây giờ, nơi duy nhất 100% diện tích còn trồng cây thuốc chính là mảnh vườn nhà ông Chương. "Những năm 1990, 1991, làng Rí có hơn 200 hộ thì có đến gần phân nửa gia đình làm nghề chữa các chứng bệnh ngoài da. Khách thập phương ra vào cứ gọi là nườm nượp. Bấy giờ, Rí nổi tiếng lắm. Dân tứ phương đều công nhận chỉ có Rí mới có những phương thuốc "độc" đặc trị các "anh" vi trùng cứng đầu gây nên các căn bệnh nấm, lang ben, vảy nến, á sừng, nấm móng... Còn bây giờ, cả làng chỉ còn 6 hộ hành nghề dưới sự "chỉ huy" của các nghệ nhân hầu hết đã ở tuổi "gần đất xa trời" như cụ Sửu, cụ Đáo, cụ Tản, ông Lễ...". - Ông Chương tâm sự với tôi.

 

Mơ về nơi xa lắm

Bùi Thị Huệ - cháu gái cụ Nguyễn Thị Sửu, hiện đang học năm cuối Trường trung cấp y Hải Phòng về quê nghỉ ngày cuối tuần tỏ ra thật thà khi tôi hỏi về nguyên nhân dẫn đến cái nghề đặc thù của làng Rí đang lụi tàn đi một cách nhanh chóng: "Lớp trẻ bọn em ngày nay không ai chọn theo nghề thuốc nam, vì nghề này nghèo và dẫu có giỏi đến mấy thì vẫn bị mang tiếng là "lang vườn". Thì đấy, bươn chải cả ngày như bà em mà cũng chỉ đủ sống...". Theo lời Huệ, từ trước đến nay, thuốc chữa bệnh ngoài da của làng Rí đã vượt ra khỏi "biên giới" quê lúa Thái Bình. Ngay sáng đây thôi, có hai cậu sinh viên mãi trên Hà Nội về tìm mua thuốc của cụ Sửu. Còn tuần trước, cụ Sửu phải tiếp đến nửa tiểu đội các anh lính cùng về phép một đợt đến cầu cứu vì những "căn bệnh khó nói" đang hoành hành ở đơn vị. Nhưng những "ngày đẹp" như thế bây giờ hiếm hoi lắm...

 

 Một góc làng Rí.

Đem câu chuyện buồn của cô sinh viên Bùi Thị Huệ tới hỏi ông Phạm Văn Huề, một cán bộ xã được xem là "từ điển sống" của làng Rí, tôi được ông xác nhận: Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, hiện nay, làng Rí, nơi tập trung các nghệ nhân nắm được bí quyết chữa bệnh ngoài da bằng loại thuốc nam gia truyền chỉ còn 6 hộ hoạt động với xấp xỉ chừng ấy nghệ nhân già sót lại. Quá trình "chuyển đổi kinh tế" và đô thị hoá nông thôn trong những năm gần đây khiến người dân làng Rí đua nhau bán đất xây nhà, những vườn cây thuốc đang bị thu hẹp và có nguy cơ biến mất. Cái tên làng Rí ngày nay đã nhạt nhòa dần trong tiềm thức người dân quanh vùng. Thương hiệu thuốc nam chữa bệnh ngoài da của Rí có chăng chỉ là những mảnh ghép vụn trong ký ức của những người già...

 

Liệu có một lúc nào đó, chúng ta chỉ còn nghe đến cái tên làng Rí như một câu chuyện cổ tích?...  

Chothuoc24h[Theo SK&ĐS]

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Bỗng dưng... tắt thở
  • Sáng chủ nhật, khi đưa xe ra khỏi cổng nhà để đi bơi, một người hàng xóm níu tay tôi lại, khẩn thiết: “Bác sĩ qua xem giùm thằng em tôi. Sao từ sáng đến giờ không thấy nó thở nữa”.

  • Chiếc bát có vị ngọt : Dùng nhiều cực độc!
  • Ông Trần Trọng Cử (ở khối 4, thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh) có một chiếc bát kỳ lạ, bỏ bất cứ thứ nào vào bát khi ăn, uống đều có vị ngọt. Chiều 16/11, Viện Hóa học đã có kết luận chính thức về chiếc bát này.

  • Phòng và chăm sóc da mùa hanh khô
  • Mùa hanh khô, thời tiết se lạnh và độ ẩm cao trong không khí sẽ khiến cho làn da vốn nhạy cảm của phụ nữ châu Á dễ dàng bị khô, tróc vẩy, tê rát, không ăn phấn và rất khó trang điểm.

  • Bảo vệ tim với tỏi tươi
  • Tác dụng của tỏi tươi đối với sức khỏe không có gì mới. Tuy nhiên, những thực nghiệm hiện đại mới nhất của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ rõ: ăn bao nhiêu, ăn như thế nào sẽ giúp bảo vệ tim tốt nhất.

  • 11 lợi ích của trà cúc La Mã
  • Hoa cúc La Mã từ lâu đã được người Ai Cập cổ xem là một phương thuốc trị bách bệnh. Trà của loại dược thảo quý này đã được sử dụng hàng trăm năm qua với nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe.

  • Bệnh giao mùa ở trẻ em - Chớ coi thường!
  • Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, số trẻ em tới các bệnh viện, trung tâm y tế tăng vọt. Các bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa là tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp. Để thuận tiện cho việc nhận biết và điều trị bệnh, các nhà chuyên môn chia viêm đường hô hấp (VĐHH) thành 2 loại, tuỳ theo vị trí tổn thương.

  • Tính an toàn của thuốc kháng cúm trên thai kỳ
  • Nguy cơ của cúm A/H1N1 với người có thai, cho con bú thế nào? dùng thuốc kháng cúm (Tamifflu, relenza) có an toàn không? trả lời được câu hỏi này sẽ định hướng đúng, kịp thời... trong điều trị cúm cho các đối tượng này.

  • 8 mẹo tóc đẹp giao mùa
  • Để có mái tóc đẹp, bóng mượt trong khúc giao mùa cũng không khó lắm đâu. Bạn có thể làm cho mái tóc óng ả chỉ bằng 8 mẹo sau đây.

  • Máy ngâm chân thải độc: Chiêu lừa mới?
  • Hiện tượng nước ngâm chân đổi màu thể hiện tình trạng bệnh đã khiến không ít gia đình phát hoảng vì chất độc tồn tại trong cơ thể mình và sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua máy.

  • Bệnh theo mùa tăng - Bệnh viện quá tải
  • Các bệnh nhân tăng, nhiều bệnh viện trở nên quá tải, cán bộ y tế ở hệ điều trị phải "mở hết công suất" để làm việc. Công tác tuyên truyền, vận động, dập dịch, phòng chống dịch cũng được đặt lên hàng đầu. Các cán bộ y tế dự phòng luôn tất bật ngược xuôi. Trong tình cảnh đó, mỗi người dân trang bị kiến thức về sức khỏe, thực hiện tốt các khuyến cáo của ngành y tế... là giải pháp tự bảo vệ mình hữu hiệu nhất.

  • Xu hướng make up thu đông 2009/2010
  • Trong khi xu hướng thời trang luôn được biến hóa theo từng mùa của năm, thì xu hướng trang điểm cũng vặn mình thay đổi với những nét đặc trưng riêng biệt không kém.

  • Cùng mắc cúm A/H1N1 và sốt xuất huyết: Cực kỳ nguy hiểm!
  • Trong tình hình dịch cúm A/H1N1 và sốt xuất huyết gia tăng nhanh như hiện nay thì khả năng bệnh nhân mắc đồng thời cả hai bệnh trên là rất lớn. Nếu cả hai bệnh cùng diễn biến nặng, có biến chứng thì sẽ rất khó khăn trong điều trị...

  • Chăm sóc da cho ngày cưới
  • Một làn da đẹp, tươi sáng và rạng rỡ chính là bí quyết giúp bạn trở thành một cô dâu hoàn hảo với vẻ đẹp nổi bật, đầy tự tin và quyến rũ trong ngày trọng đại nhất cuộc đời.

  • Nước tăng lực - Những hậu họa khi lạm dụng
  • Sự bùng nổ của lĩnh vực nước uống đóng hộp trong những năm trở lại đây đã góp thêm vào thị trường nước uống nhiều loại  đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, nước uống đóng hộp không hoàn toàn vô hại như nhiều người vẫn lầm tưởng. Trái lại, việc lạm dụng đồ uống đóng hộp và nhiều loại nước tăng lực đôi khi lại gây ra những rắc rối cho sức khỏe.

  • Những sai lầm đáng yêu trong lịch sử khoa học
  • Lịch sử khoa học của loài người ghi dấu không ít sai lầm trong công tác nghiên cứu và khảo sát những vấn đề đáng quan tâm nhất. Phải mất một thời gian dài sau đó người ta mới nhận ra những sai lầm này. Tuy nhiên, chính những sai lầm ấy đã trở thành tiền đề cho các thành tựu phát triển khoa học về sau.

  • Tác hại của thuốc làm tăng cơ bắp
  • Một mục tiêu của vận động viên (VĐV), đặc biệt VĐV luyện tập thể hình, là làm sao tăng khối lượng cơ bắp ngày càng nhiều càng tốt. Nếu chỉ dựa vào cơ chế dinh dưỡng hợp lý, sự vận động thể lực thích hợp để tăng thể tích cơ bắp thì không có gì để nói

  • Dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết và cúm H1N1
  • Nếu bị sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt chỉ được thời gian ngắn lại sốt cao thì bệnh nhân có thể bị sốt xuất huyết. Còn nếu sốt kèm theo biểu hiện viêm họng, ho thì nhiều khả năng là cúm H1N1.

  • Lưu ý đặc biệt các bệnh giao mùa
  • Trong thời gian hết hè sang thu, nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh nhau rất nhiều, độ ẩm cũng giảm dần nên dẫn đến khô hanh. Đây cũng là thời điểm dễ sinh bệnh tật, vì vậy phải làm tốt những việc sau đây để phòng chống một số loại bệnh.

  • Vì sao các ca tử vong nhiễm H1N1 tăng nhanh?
  • Gần 100% ca cúm tại 15 điểm giám sát trên cả nước là A/H1N1, số người tử vong do cúm tăng nhanh... khiến dư luận hết sức lo lắng.  

  • Kê đơn thuốc: Thầy thuốc cần thực hiện đúng sứ mạng của mình
  • Ngày nay, đơn thuốc là văn bản của thầy thuốc hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc. Đơn thuốc (prescription) có nguồn gốc từ tiếng Latinh "praescriptus" bao gồm tiếp đầu ngữ "prae" có nghĩa là "trước" và "scribere" có nghĩa là "viết".

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h