Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
dich tay chan mieng lan nhanh do tuyen truyen lech
Dịch tay chân miệng lan nhanh do tuyên truyền “lệch”. (ảnh minh họa).

80% người bệnh bị lây tại gia đình, 41% lây từ mẹ sang con, nhưng lại chú trọng vào vệ sinh môi trường, đồ chơi trẻ em.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Dịch tay chân miệng lan nhanh do tuyên truyền “lệch”80% người bệnh bị lây tại gia đình, 41% lây từ mẹ sang con, nhưng lại chú trọng vào vệ sinh môi trường, đồ chơi trẻ em.Dịch tay chân miệng lan nhanh do tuyên truyền “lệch”
Trong khi 80% người bệnh bị tay chân miệng lây tại gia đình, 41% lây từ mẹ sang con thì việc tuyên truyền biện pháp vệ sinh cá nhân phòng bệnh vẫn chưa được chú ý. Rõ ràng, tuyên truyền phòng bệnh “lệch” cũng góp phần để dịch bệnh không được kiềm chế.

 

 
Nhiều cha mẹ đưa con đi khám bệnh hoàn toàn không hiểu gì về bệnh TCM

 

Tuần vừa rồi diễn ra 2 sự kiện: Tại một cuộc họp, Bộ Y tế đánh giá “các cơ sở y tế dự phòng đã chủ động trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong phạm vi, địa bàn được công bố, củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh, xây dựng và phát triển hệ thống cảnh báo dịch sớm, chủ động giám sát dịch tễ để phát hiện các nguy cơ ô nhiễm và bệnh dịch… Kết quả đã không để các dịch bệnh lớn xảy ra…”.

 

Sự thực có đúng như kết luận khi đồng thời, Bộ Y tế cũng báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ về tình hình bệnh tay - chân - miệng (TCM)? Theo đó, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, khi đã lan tới 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước với 52.321 trường hợp mắc bệnh và 109 trường hợp tử vong.

 

Hai tháng trở lại đây, lượng người mắc bệnh duy trì ở mức cao với hơn 2.000 ca mỗi tuần. Ngày 20/9, Hà Nội đã có trường hợp bệnh nhi đầu tiên tử vong do bệnh này, càng cho thấy, việc chống dịch phải được nhìn nhận một cách thẳng thắn.

 

Vẫn biết, phòng chống bệnh TCM là rất khó khăn, do hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt tỷ lệ người lành mang trùng cao nên dịch bệnh lây lan rất khó lường. Nhưng việc dịch bệnh lan rộng và nhanh, đã cho thấy, có vẻ như, công tác y tế dự phòng “có vấn đề”.

 

Công tác giám sát dịch TCM của các trung tâm y tế dự phòng tại các địa phương chưa thường xuyên cập nhật thông tin, còn bỏ qua các yếu tố dịch tễ và nguy cơ. Phần lớn cán bộ hoạt động về y tế dự phòng chưa được đào tạo chuyên sâu, nhất là mảng dịch tễ học, nên thiếu khả năng phân tích, đánh giá. Có nơi còn chủ quan trước dịch bệnh.

 

Chính quyền nhiều địa phương còn thờ ơ, khi hầu hết đều coi đây là việc của ngành Y tế, dẫn đến không chủ động tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Đó cũng là nguyên do để ý thức về mức độ nguy hiểm của dịch TCM trong cộng đồng, nhất là các cơ sở giáo dục trẻ nhỏ, còn hạn chế.

 

Bên cạnh đó, mặc dù Bộ Y tế đã có phác đồ điều trị cùng nhiều phương tiện, thuốc men phục vụ công tác phòng chống dịch, nhưng hiện tượng lây chéo giữa các bệnh viện, nhất là tuyến cơ sở, chưa được quản lý tốt. Việc lây nhiễm bệnh khi nằm viện điều trị là điều không ai có thể nghi ngờ và là thách thức trong việc ngăn chặn dịch bệnh và giảm thiểu số người mắc, tử vong.

 

Nhiều cha mẹ đưa con đến bệnh viện, vẫn không biết gì về bệnh tay - chân - miệng.

 

Trong tháng 8 và 9/2011, Bộ Y tế đã có nhiều đoàn kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh TCM ở những nơi dịch bùng phát mạnh nhưng xem ra, hiệu quả còn mờ nhạt. Bằng chứng là dịch bệnh vẫn cứ lan rộng và gia tăng cả về số người mắc lẫn số tử vong.

 

Trong bối cảnh đó, một vấn đề rất quan trọng để phòng chống dịch bệnh TCM là công tác truyền thông của ngành Y tế. Từ TƯ tới các Sở Y tế địa phương, đều có bộ phận truyền thông đầy đủ với các trang thiết bị cần thiết, song có thể thấy, lĩnh vực này chưa làm tròn nhiệm vụ.

 

Chính Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã lên tiếng về sự yếu kém của công tác truyền thông trong phòng, chống dịch bệnh TCM khi đi kiểm tra dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh. Số mắc bệnh và tử vong phụ thuộc nhiều vào kiến thức, thái độ, hành vi của người chăm sóc trẻ trong việc vệ sinh phòng chống bệnh TCM, nên nếu truyền thông đúng và hiệu quả thì dịch đã không bùng phát quá mạnh như hiện nay, cũng như ở nhiều địa phương, tỉ lệ người dân dùng hóa chất chống dịch đúng cách chỉ chiếm tỉ lệ chưa đến 30%.

 

Dẫu người mắc lên tới trên 5,2 vạn người với số chết cả trăm, mà số ca mắc bệnh vẫn giảm rất chậm do sự thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh cho trẻ của các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ chuyển biến chậm. Đây là đánh giá của chính Bộ Y tế. Cũng vì thế, trong khi 80% người bệnh bị lây tại gia đình, 41% lây từ mẹ sang con, thì việc tuyên truyền biện pháp vệ sinh cá nhân phòng bệnh vẫn chưa được chú ý, mà lại chú trọng vào vệ sinh môi trường, đồ chơi trẻ em. Rõ ràng, tuyên truyền phòng bệnh “lệch” cũng góp phần để dịch bệnh không được kiềm chế.

 

Nhìn nhận lại tình hình, không chỉ để quy trách nhiệm, mà còn để rút kinh nghiệm cho những gì ngành Y tế và các địa phương chưa làm được trong giai đoạn vừa qua, đồng thời thấy rõ những khó khăn của công tác phòng, chống dịch TCM vẫn ngồn ngộn ở phía trước.

 

Do đó, nếu không mạnh tay chống dịch với các giải pháp quyết liệt hơn, để các cấp chính quyền phải vào cuộc, chắc chắn con số mắc và tử vong do TCM chưa dừng lại. Các địa phương, y tế cơ sở cần tăng cường giám sát, để kịp thời phát hiện và khoanh vùng, xử lý các ổ dịch, đồng thời lưu mẫu các trường hợp bệnh nặng có biến chứng, để xác định typ virus gây bệnh, nhằm sớm có thể đưa ra các giải pháp ứng phó trong điều trị và dự phòng.

 

Trao đổi với PV Báo CAND vào ngày 23/9, TS. Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho biết: Dịch bệnh TCM sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, làm gia tăng số ca mắc bệnh và tử vong. Bởi các địa phương trong cả nước đã có dịch và nhất là các tỉnh phía Nam của Trung Quốc dịch bệnh TCM cũng đang diễn biến phức tạp.

 

Theo Công an nhân dân

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ sau sinh?
  • Đa phần các sản phụ đều sợ phải đối mặt với triệu chứng "Táo bón sau sinh" bởi táo bón kéo dài sẽ dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng như trĩ, sa trực tràng, sa dạ con, ... gây nhiều phiền toái cho công việc và sinh hoạt.
     

  • Chữa sốt do nắng nóng bằng quả me
  • Quả me là quả của cây me, quả màu nâu, bên trong chứa cùi thịt và nhiều hạt có vỏ cứng. Cùi thịt quả non rất chua trong khi cùi thịt của quả chín có vị ngọt hơn.

  • Thời tiết bất thường: Bùng phát bệnh sốt virut
  • Thời tiết thay đổi bất thường, nóng lạnh đột ngột, kèm theo mưa phùn khiến độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virut gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có bệnh sốt virut

  • Bí quyết phát tướng
  • Không ít người chỉ cần  ăn uống thoải mái một tuần là lên vài ký. Trong khi đó, lại có những người ăn một ngày năm bữa mà cơ thể  vẫn không chịu nhích lên gam nào...

  • Sai lầm khi nấu ăn cho trẻ
  • Ngày nào cũng tốn thời gian hầm xương với khoai tây, cà rốt để nấu cháo cho trẻ mà trẻ vẫn ngày càng ốm đi, trong khi mẹ thì ngày càng mập hơn vì gặm thịt trong cục xương hầm.

  • Rễ cau chữa liệt dương?
  • Bạn đọc gửi thư hỏi Báo Thanh Niên về việc dùng rễ cây cau phơi khô sắc uống có tác dụng cường dương; bị huyết áp cao và yếu sinh lý có uống được rễ cau không...?

  • 9 loại thực phẩm giúp nam giới đánh đuổi mệt mỏi
  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, chế độ ăn mới là thuốc tốt để đảm bảo sức khỏe của nam giới.

  • Giải pháp mới cho bệnh 'bất lực'
  • Không lâu nữa, một ống kim loại tí hon cấy vào "cậu nhỏ" có thể giúp hồi sinh cuộc sống tình dục của những người đàn ông gặp trục trặc do rối loạn cương.

  • Cách sử dụng mỹ phẩm an toàn
  • Hiện nay, mỹ phẩm được sử dụng rất nhiều, không chỉ có phái đẹp mà còn cả nam giới. Tuy nhiên, cũng không phải ai cũng biết cách dùng mỹ phẩm an toàn.

  • 5 tính cách nàng thích ở chàng
  • Giúp đỡ cô gái đang vất vả lấy đồ uống từ người phục vụ, nhường chỗ mà bạn đã xếp hàng rất lâu cho người phụ nữ đang có vẻ lo lắng. Và nàng sẽ nghĩ bạn là một anh chàng tuyệt vời.

  • Thế nào là 'gò bồng đào' đẹp?
  • Nhìn nhận vẻ đẹp của một bộ ngực phụ thuộc vào gu của mỗi người. Người thích ngực to tròn mẩy như trái bưởi, người thích thon hình oản, người thích dèn dẹt bánh dày.

     

     

  • Vĩnh biệt tàn nhang!
  • Tàn nhang được biết đến bởi có ảnh hưởng đến phần lớn da mặt, tay và phần vai. Một số phụ nữ luôn mong muốn loại bỏ tàn nhang ra khỏi cuộc sống của mình.

  • Nghìn lẻ lý do 'thả' cho chồng ngoại tình
  • Thấy chồng vào nhà, biết ngay anh vừa từ chỗ "phòng nhì" về, chị Diễm liếc xéo rồi bảo con: "Lấy cơm cho bố ăn. Bố mày đi 'cày' suốt ngày chắc mệt lắm rồi!".

  • Dấm táo - mỹ phẩm sạch
  • Hiện nay, nhiều bệnh viện ở Mỹ và Nhật đã dùng dấm táo để điều trị viêm nhiễm phần ngoài và… dạ dày - một thông tin bất ngờ.

  • Thực phẩm làm đẹp tóc
  • Để có mái tóc đẹp, bạn không chỉ chăm sóc riêng cho tóc mà còn phải chăm sóc toàn thân. Một khi cơ thể khỏe mạnh thì tóc mới đẹp.

  • Mẹo trang điểm để có một sống mũi cao kiểu Tây
  • Bạn có muốn sở hữu một chiếc mũi thẳng và đẹp như người Phương Tây? Bạn băn khoăn nên trang điểm thế nào để khuôn mặt thon gọn lại? Hãy làm theo vài lời khuyên của Xinh Xinh nhé!
     

  • Những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt
  • Trong cuộc đời của chúng ta cũng có những lúc ốm đau phải uống thuốc, nhưng có một số thuốc mà chị em phụ nữ không nên uống trong khi có kinh nguyệt

  • Tăng huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng
  • Tăng huyết áp (THA), căn bệnh nguy hiểm và ngày càng có xu hướng tăng lên một cách rất rõ rệt ở nước ta để mọi người cùng có ý thức phòng, chống một cách tích cực và hữu hiệu nhằm giảm thiểu tối đa những biến chứng âm thầm và rất nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.

     

  • Ăn uống gì khi bị viêm xoang?
  • Liệu pháp chữa viêm xoang muốn có hiệu quả toàn diện bắt buộc phải có tác dụng đồng bộ “2 trong 1” để vừa kháng viêm giúp người bệnh bớt khó chịu vì các triệu chứng nhức đầu, nghẹt mũi…

  • Giữ sức khỏe cho thai phụ trong mùa hè
  • Không khí oi bức của mùa hè dễ làm thai phụ khó chịu vì mất nước và chóng mặt. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp các thai phụ giữ gìn sức khỏe tốt nhất trong mùa hè.

     

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h