Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
hoi chung ruot kich thich lai tuong ung thu
Hội chứng ruột kích thích lại tưởng ung thư. (ảnh minh họa).

Triệu chứng quan trọng của hội chứng ruột kích thích là tình trạng đau bụng quặn, thường di chuyển lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ khác.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Hội chứng ruột kích thích lại tưởng ung thưTriệu chứng quan trọng của hội chứng ruột kích thích là tình trạng đau bụng quặn, thường di chuyển lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ khác.Hội chứng ruột kích thích lại tưởng ung thư

 Cứ 10 người đến khám tiêu hoá thì có 2-3 người bị đau bụng quặn từng cơn, sình hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, và đặc biệt lặp đi lặp lại trong thời gian ít nhất trên 3 tháng. Những biểu hiện này khiến không ít người nhầm tưởng là ung thư.

 

Không dám ăn sáng khi đi xa

 

Triệu chứng quan trọng của hội chứng ruột kích thích là tình trạng đau bụng quặn, thường di chuyển lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ khác. Đôi khi bệnh nhân chỉ có cảm giác khó chịu, nặng tức, đầy hơi tập trung chủ yếu ở vùng dưới rốn.

 

Các triệu chứng hay xảy ra vào buổi sáng, nhất là sau khi ăn điểm tâm, bệnh nhân có cảm giác mắc đi tiêu. Khi đi tiêu xong, cảm giác khó chịu sẽ hết ngay. Do vậy, nhiều người khi chuẩn bị đi xa thường không dám ăn sáng vì sợ phải ngừng xe dọc đường. Mỗi khi đi du lịch xa, điểm tham quan đầu tiên thường là “ngôi nhà hạnh phúc” mang tên… toilet!

 

Ngoài triệu chứng đau bụng, một số bệnh nhân còn hay bị tiêu chảy, phân lỏng như nước hoặc phân sệt, có thể lẫn với chất nhầy… Có trường hợp đi tiêu lắt nhắt vài lần trong ngày, đi tiêu không hết phân, sau khi đi xong lại có cảm giác muốn đi tiếp nữa. Số khác thì ngược lại, bệnh nhân bị táo bón thường xuyên, từ 3-4 ngày hoặc thậm chí một tuần mới đi tiêu một lần, phân cứng, vón cục, có khi phải rặn hoặc dùng tay để móc phân ra. Có bệnh nhân lại bị tiêu chảy từng lúc xen kẽ với táo bón. Nói chung, hội chứng ruột kích thích biểu hiện bằng triệu chứng đau bụng quặn kèm theo các rối loạn liên quan đến việc đi tiêu. Ngoài triệu chứng về tiêu hoá, một số bệnh nhân còn có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, trầm cảm, đau nhức cơ, hồi hộp, đau tức ngực, cảm giác khó thở… Khi đi khám bệnh thường không phát hiện bất thường gì rõ ràng.

 

Có nguy hiểm không?

 

Thật ra hội chứng ruột kích thích chỉ là rối loạn chức năng, không có một bệnh hay một bất thường cụ thể nào có thể giải thích tại sao lại xảy ra các triệu chứng và chủ yếu ảnh hưởng trên vận động của đường ruột. Do vậy, nó không gây nguy hiểm, không làm sụt cân hay thay đổi tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Hội chứng này có thể liên quan đến các rối loạn về tâm lý – tâm thần vì thường khởi phát sau một đợt stress, buồn rầu, lo lắng quá mức và các tình trạng tâm lý này có thể làm cho các triệu chứng kéo dài và khó điều trị hơn.

 

Đây là rối loạn tiêu hoá thường xuyên tái phát, gây phiền toái cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh, làm cho họ rất hoang mang, không biết mình bị bệnh gì mà điều trị hoài không dứt. Và chính điều đó thường làm cho bệnh nhân lo lắng, sợ bị ung thư nhất là sau khi nghe tin người thân hay bạn bè vừa mới chết vì bệnh ung thư tiêu hoá nào đó. Bệnh nhân cứ sợ không biết các bác sĩ có bỏ sót bệnh gì không, thế là họ cứ thay đổi hết bác sĩ này đến bác sĩ khác để mong tìm ra lời giải đáp!

 

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý: nếu triệu chứng kéo dài quá lâu hoặc khi cảm nhận có sự thay đổi không giống như các triệu chứng ban đầu hoặc có xuất hiện các triệu chứng báo hiệu tình trạng bệnh nặng như: triệu chứng mới xảy ra ở bệnh nhân trên 40 tuổi; bệnh nhân bị chán ăn, sụt cân, thiếu máu, sốt, đi cầu phân lẫn đàm máu, đi tiêu phân dẹt nhỏ hoặc có người thân trong gia đình bị ung thư đại tràng… Những trường hợp này bắt buộc phải nội soi đại tràng và kiểm tra một số xét nghiệm khác như thử máu, thử phân để xác định chính xác bệnh nhằm phát hiện một số bệnh mới phát sinh như viêm loét đại tràng, các ung thư đường tiêu hoá…

 

Liệu pháp tâm lý cũng là “thuốc”

 

Điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu tập trung vào giải quyết các triệu chứng nổi trội ở từng bệnh nhân. Việc điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng chắc chắn sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuỳ theo bệnh nhân có triệu chứng gì thì sử dụng các thuốc tương ứng để giải quyết, chẳng hạn như khi bị đau bụng thì sử dụng các thuốc giảm đau, chống co thắt; khi bị tiêu chảy thì dùng thuốc cầm tiêu chảy; khi bị táo bón thường xuyên thì dùng các thuốc xổ, nhuận trường…

 

Người bị hội chứng ruột kích thích rất dễ lo lắng do các triệu chứng thường xuyên tái phát. Vì vậy, bệnh nhân rất cần sự quan tâm, thông cảm và chia sẻ. Họ rất cần lời an ủi, động viên, trấn an và giải thích từ người thầy thuốc. Chỉ cần cho bệnh nhân biết họ không phải bị ung thư là đã trút bỏ gần phân nửa cảm giác bệnh tật. Đôi khi người bệnh cần phải sử dụng thêm một số thuốc chống trầm cảm, giải toả lo âu và một số liệu pháp về tâm lý mới đạt được kết quả điều trị.

 

Lưu ý ăn uống và sinh hoạt

 

Bệnh nhân cần được hướng dẫn để biết cách “sống chung với lũ”, nghĩa là phải biết thích nghi với các triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân cần chú ý để nhận biết và hạn chế các loại thức ăn nào thường không hợp với mình, tức là các loại thức ăn hay gây tiêu chảy và đau bụng, chẳng hạn như thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, rau sống, sữa tươi, rượu bia,… Tuy nhiên, cũng không nên kiêng cữ quá mức vì có thể dẫn đến chán ăn và suy dinh dưỡng.

 

Đối với trường hợp bị táo bón thường xuyên, cần uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ, rau quả tươi hoặc dùng thêm các loại thực phẩm chức năng có chứa chất xơ. Tránh các thức ăn khô, mắm, tiêu ớt…

 

Nên hoạt động thể lực, hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh bớt các căng thẳng về thần kinh và tâm lý…

 

Mọi sinh hoạt thông thường vẫn có thể duy trì không cần thay đổi.

Chothuoc24h[ Theo Sài Gòn tiếp thị ]

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Một số sai lầm hay gặp khi cho trẻ ăn dặm
  • Thời kỳ bắt đầu ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm, ăn thêm) cho đến khi cai sữa là thời kỳ đe dọa suy dinh dưỡng nhất đối với trẻ. Nhiều bà mẹ do thiếu hiểu biết nên...

  • Khi bị mất kinh nguyệt phải làm gì?
  • Mất kinh là khi bạn không vướng mắc thời kỳ kinh nguyệt. Thời kỳ thứ nhất mất kinh là lúc bạn không bị kinh nguyệt ở độ tuổi 16 hoặc lớn hơn.

  • Những thực phẩm bà bầu không nên ăn
  • Những gì người mẹ ăn vào có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

  • “Cẩm nang” trị sốt đúng cách ở trẻ nhỏ
  • Sốt rất dễ gặp ở trẻ nhỏ, song làm thế nào để nhận diện và xử lý đúng từng cơn sốt là điều khiến không ít bậc phụ huynh phải trăn trở.

  • Phấn má là một trong những điểm mấu chốt hàng đầu quyết định vẻ đẹp của bạn sau khi trang điểm . Bên cạnh đó, phấn má còn có tác dụng che khuyết điểm cho khuôn mặt bạn.

  • 5 câu
  • Đàn ông thường e ngại khi nhận lời khen, vì vậy, đôi khi, một lời tán tụng những thứ họ yêu quý còn ý nghĩa hơn nhiều những khen trực tiếp họ

  • Minh oan tiếng
  • Rất mực yêu thương vợ nhưng Cường cứng lưỡi không thể giải thích nổi với nàng vì sao thời gian gần đây anh không có hứng yêu.

  • Để răng luôn trắng sáng
  • Điểm thu hút sự chú ý của nhiều người chính là nụ cười và một nụ cười lấp lánh sẽ thực sự tạo được ấn tượng tốt đẹp. Dưới đây là những cách giúp đổi màu cho những bộ răng chưa sáng bóng

  • Phụ nữ thành phố đang sợ nhất bệnh gì?
  • Đây là câu hỏi trong bảng hỏi 100 đối tượng nữ trong độ tuổi từ 25-65 tuổi và BS Lê Lưỡng Hoàng đã cấp tốc thống kê, cho ra kết quả thực tế

  • Ăn trứng ngỗng, đẻ con như ý?
  • Ăn 7 trứng ngỗng sẽ sinh con trai, ăn 9 trứng ngỗng sinh con gái; muốn con thông minh, mẹ nên ăn nhiều trứng ngỗng… là những kinh nghiệm mà trong “thế giới các bà bầu” vẫn thường hay mách nhau thực hiện.

  • Naphazolin không phải là
  • Naphazolin (na-pha-dô-lin) là một loại thuốc nhỏ mũi hay được người dân tự ý mua về dùng do thuốc có giá thành rẻ (chỉ vài ngàn đồng/lọ), tính sẵn có (hầu hết có ở các nhà thuốc) và tính "hiệu nghiệm" ...

  • Bị viêm xoang phải kiêng hải sản, xôi nếp?
  • Tôi bị viêm xoang. Nghe nói trong thời gian uống thuốc để điều trị bệnh phải kiêng ăn tôm, cua, hải sản và cả xôi nếp. Không biết có đúng không?

  • Cạo gió thế nào cho đúng?
  • “Tôi là “tín đồ” của cạo gió. Trước đây, mỗi lần thấy chóng mặt nhức đầu, tôi thường nhờ người khác cạo gió hoặc "tự xử". Khi đau bụng, tôi tự cạo vùng rốn, thấy cơn đau giảm dần.

  • 10 mẹo chống hôi miệng
  • Hơi thở thơm tho không chỉ giúp bạn tự tin trong giao tiếp mà còn giúp tinh thần sảng khoái, thoải mái.

  • Không đơn giản khi dùng thuốc ho
  • Ho là phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm tống các dị vật, các chất bài tiết thừa ở đường thở ra ngoài. Hầu hết thuốc ho đều phối hợp nhiều thành phần (làm giảm phản xạ ho; long đàm, chống nghẹt mũi, sổ mũi’ chống dị ứng). Cần căn cứ vào các thành phần này mà chọn lựa cho phù hợp với tình trạng ho, nếu không sẽ kém hiệu quả, có khi còn gây cảm giác khó chịu, thậm chí bị độc hại.

  • Đánh gió và cảm mạo
  • Kinh nghiệm về phương pháp không dùng thuốc của nền y học dân tộc Việt Nam rất phong phú. Theo các tài liệu để lại thì Tuệ Tĩnh đã tổng kết những kinh nghiệm điều trị không dùng thuốc, trong đó có môn đánh gió để chữa cảm mạo.

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai
  • Khi mang thai, do khối lượng tử cung lớn dần chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản... gây ra sự ứ đọng nước tiểu - yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn (chủ yếu là vi khuẩn E.coli) phát triển.

  • Nhận biết bé bị suy dinh dưỡng
  • Trẻ từ một tuổi trở lên, bình thường sẽ có số đo vòng tròn cánh tay lớn hơn 13cm. Nếu bé bị suy dinh dưỡng do thiếu protein thì cơ cánh tay bị teo nên đường kính vòng cánh tay sẽ nhỏ hơn 13.

  • Lưu ý khi dùng thuốc chống ngạt mũi cho trẻ
  • Ngạt mũi là tình trạng do đường mũi bị tắc. Sử dụng thuốc chống ngạt mũi sẽ có tác dụng làm co mạch, giảm phù nề, trả lại sự thông thoáng cho mũi. Tuy nhiên, sử dụng những loại thuốc này chỉ có tác dụng chữa triệu chứng. Còn để điều trị bệnh cần phải điều trị chính nguyên nhân gây bệnh

  • Uống thuốc nên kiêng ăn gì?
  • Khi uống thuốc Nam, người bệnh thường phải kiêng một số loại thức ăn để thuốc có thể phát huy được tác dụng. Ngay cả đối với thuốc Tây, người bệnh cũng phải tránh dùng một số loại thực phẩm khi uống thuốc để tránh những tương tác không có lợi của thực phẩm đối với thuốc, làm cho thuốc không phát huy hết tác dụng trong quá trình điều trị.

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h