Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
phuong thuc dieu tri soi than
Phương thức điều trị sỏi thận. (ảnh minh họa).

Sỏi thận là tình trạng bệnh lý đã được đề cập đến từ rất lâu và là một bệnh thường gặp, hay hình thành những cơn đau quặn thận, dễ gây biến chứng như nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính. Tùy theo kích thước, vị trí và biến chứng của sỏi gây ra mà có các chỉ định can thiệp lấy sỏi khác nhau.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Phương thức điều trị sỏi thậnSỏi thận là tình trạng bệnh lý đã được đề cập đến từ rất lâu và là một bệnh thường gặp, hay hình thành những cơn đau quặn thận, dễ gây biến chứng như nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính. Tùy theo kích thước, vị trí và biến chứng của sỏi gây ra mà có các chỉ định can thiệp lấy sỏi khác nhau.Phương thức điều trị sỏi thận

 
Tác động của sỏi thận đối với cơ thể

Sỏi thận là một dạng của sỏi niệu. Sỏi niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn, do đó những vị trí có sỏi thường là thận, niệu quản chậu hoặc sát bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo.
Sự di chuyển của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản.
Còn sỏi tại bàng quang, niệu đạo sẽ gây đái buốt, đái rắt, đái khó. Nếu bị kẹt trong cuống đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc cuống đài thận nên đài thận giãn nở, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu, sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận.

Khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận.
Nếu thận mủ toàn diện có thể phải cắt bỏ thận. Bế tắc đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu kể cả đài thận. Hậu quả của xơ hóa sẽ dẫn đến giảm chức năng co bóp đường tiểu, chít hẹp làm bế tắc đường tiểu, tồn đọng nước tiểu.
Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản. Đã có những trường hợp vỡ thận và vỡ bàng quang do sỏi. Sự hiện diện lâu ngày của sỏi hai bên niệu quản hay sỏi thận một bên còn bên kia sỏi niệu còn dẫn đến hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu). Chức năng thận sẽ bị giảm nếu có sỏi ở hai bên thận, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm gây ra suy thận.

Xử trí sỏi thận như thế nào?

Chính vì những biến chứng nguy hiểm mà sỏi thận gây ra nên có những trường hợp cần can thiệp cấp cứu để lấy sỏi ngay, có trường hợp có thể trì hoãn lấy sỏi nghĩa là can thiệp lấy sỏi chủ động theo lịch như mổ lấy sỏi hoặc tán sỏi. Có trường hợp không cần can thiệp gì đối với sỏi nhỏ không gây các biến chứng đau nhiều, đái ra máu hoặc gây biến chứng viêm nhiễm ở thận.

Về điều trị sỏi thận, với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần:

- Uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu khoảng trên 2,5 lít/ngày.

- Điều trị các đợt nhiễm khuẩn, viêm nhiễm ở thận.

- Điều trị các biến chứng hay các yếu tố thuận lợi dễ hình thành sỏi.

Khi biết được nguyên nhân hay thành phần của sỏi thì phải điều trị theo nguyên nhân.

Ngày nay có nhiều phương pháp can thiệp lấy sỏi: Mổ lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi lấy sỏi. Chọn cách thức điều trị cũng như tiên lượng của sỏi thận phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: kích thước và vị trí của sỏi.

Về kích thước của sỏi

Là đường kính lớn nhất đo được của sỏi, khi sỏi nhỏ hơn 5 mm và sỏi nằm ở đài bể thận thì cố gắng tác động để sỏi có thể rơi xuống bàng quang một cách tự nhiên và sỏi có thể được đái ra ngoài.

Tán sỏi

Sỏi thận với kích thước nhỏ hơn 2cm thường được điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu sỏi nằm ở phía đài dưới của thận thì cho kết quả kém hơn.
Trong trường hợp sỏi nằm ở vị trí này thì giới hạn chỉ định tán sỏi khi nhỏ hơn 1cm. Phương pháp mổ lấy sỏi qua da vẫn là một cách điều trị tương đối an toàn và hiệu quả nên được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận có kích thước lớn, không có khả năng tán hoặc lấy sỏi qua nội soi.

Ngày nay, với sự phát triển của nội soi niệu quản thì ngoài phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể lấy sỏi qua nội soi. Chỉ định lấy sỏi qua nội soi phải dựa vào từng trường hợp cụ thể, thể trạng bệnh nhân, chức năng thận khi phát hiện sỏi cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và phương tiện của cơ sở điều trị.
Khoảng 50% bệnh nhân mang sỏi nhỏ không có triệu chứng sẽ trở nên có triệu chứng trong vòng 5 năm. Sỏi san hô ở thận thường liên quan đến nhiễm khuẩn. Do vậy những trường hợp sỏi to thì nên điều trị ngay khi phát hiện ra sỏi.

Nhiều người bệnh sỏi thận đã đau nhiều nhưng vì họ có mắc đồng thời các bệnh tim mạch nên rất e dè khi quyết định nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể hay phẫu thuật.
Đối với các trường hợp bị sỏi thận có bệnh tim mạch đi kèm như hở, hẹp van hai lá, 3 lá, suy tim... nếu ở mức độ nhẹ thì vẫn có thể tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể được, ngay cả khi phải phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên các trường hợp này cần có sự phối hợp giữa bác sĩ tim mạch, tiết niệu và ngoại khoa để có được cách đánh giá và biện pháp điều trị tốt nhất.
TS. Đỗ Gia Tuyển - BV Bạch Mai
(Theo Tinsuckhoe.com)

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h