Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
than trong voi thuoc ho cam lanh
Thận trọng với thuốc ho, cảm lạnh. (ảnh minh họa).

Cảm lạnh (CL) là bệnh thường xảy ra nhất là từ tháng 11 tới tháng 4. Trong khoảng thời gian này, bệnh xuất hiện với ba cao điểm


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Thận trọng với thuốc ho, cảm lạnhCảm lạnh (CL) là bệnh thường xảy ra nhất là từ tháng 11 tới tháng 4. Trong khoảng thời gian này, bệnh xuất hiện với ba cao điểmThận trọng với thuốc ho, cảm lạnh

Cảm lạnh (CL) là bệnh thường xảy ra nhất là từ tháng 11 tới tháng 4. Trong khoảng thời gian này, bệnh xuất hiện với ba cao điểm: vào mùa thu khi trẻ em bắt đầu đi học, rồi giữa mùa đông và cuối cùng là vào mùa xuân khi mà mọi người tưởng là đã không còn bị CL viếng thăm. Cũng như bệnh cúm, CL do virus gây ra với cả vài trăm loại khác nhau nhưng nhóm Rhinovirus (virus mũi) là thường thấy hơn cả.

Nguyên nhân gây CL

Như tên gọi, virus này xâm nhập cơ thể qua mũi và miệng. Virus nằm trong các giọt nước nhỏ li ti từ miệng mũi bệnh nhân thoát ra khi họ ho, hắt xì hơi hoặc nói. Chúng bay lởn vởn trong không khí cả mấy giờ và người lành hít phải là mang bệnh. Virus cũng lây lan qua các đồ dùng của bệnh nhân như: điện thoại, khăn mặt, bát đĩa, bàn viết máy vi tính. Sờ đụng vào các vật dụng đó rồi đưa tay lên miệng, lên mũi là mắc CL ngay. Hiện nay, chưa có vắcxin ngừa CL. Phương thức phòng bệnh giản dị và hữu hiệu là không tiếp cận quá gần với người bệnh, bệnh nhân che miệng mũi khi ho; rửa tay thường xuyên; không dùng chung vật dụng với bệnh nhân, nghỉ ngơi tại nhà khi mắc bệnh, uống nhiều nước.

 

 Thuốc cảm thường có rất nhiều hoạt chất nên thận trọng khi dùng cho trẻ.
 

Trẻ em từ 1 - 5 tuổi thường hay bị CL cả chục lần mỗi năm và cũng thường hay bị các biến chứng như: viêm phổi, viêm tai trong, viêm phế quản. Lý do là hệ miễn dịch của các em chưa mạnh, các em cũng hay tụ tập tại nhà giữ trẻ, mẫu giáo, rồi cũng chưa có thói quen rửa tay, che mũi miệng như người lớn. Người lớn ít bị CL hơn, nhưng cũng được virus tới thăm 5 - 6 lần mỗi năm. Với họ, sự mệt mỏi thể xác, căng thẳng tinh thần, kém dinh dưỡng là những rủi ro khiến CL dễ xảy ra, vì sức đề kháng miễn nhiễm suy giảm. Cũng có nhiều ngộ nhận cho là gặp luồng gió độc, phơi đầu trong mưa, tắm nước lạnh buổi sáng gây ra CL. Nhưng đó cũng chỉ là do truyền khẩu vô căn cứ, chứ nếu không có virus thì cũng không bị bệnh này.

Về điều trị CL

Có mấy điều quan trọng cần được mọi người lưu ý:

- Không có phương thức nào trị khỏi được CL.

- Kháng sinh không công hiệu với virus gây CL.

- Thuốc chống cảm, ho, nghẹt mũi trên thị trường không những không làm CL lành hoặc mau chấm dứt mà còn có nhiều tác dụng phụ cần biết để tránh.

Trên thị trường có cả trăm loại thuốc chữa CL được quảng cáo, vì nhu cầu của dân chúng quá cao. Cứ thấy hắt hơi, sổ mũi, ho... là bổ nháo bổ nhào ra tiệm thuốc Tây mua thuốc. Thuốc do các viện bào chế uy tín sản xuất cũng có mà thuốc rỏm vô danh cũng nhiều. Lại còn thuốc quảng cáo là có thêm vitamin, khoáng chất, antioxidant. Bệnh nhân hoa cả mắt không biết lựa thứ nào.

Theo các nhà chuyên môn y tế, trong đa số các trường hợp, không cần thuốc men mà chỉ cần áp dụng vài sự tự chăm sóc là bệnh cũng qua đi. Vì bản chất của CL là vậy: có vẻ như hung dữ nhưng tiền hung hậu kiết. Nếu thấy cần có thuốc để giảm bệnh thì cân nhắc coi dấu hiệu nào cần đến thuốc, thuốc gì, dùng bao lâu và liệu có phản ứng phụ nào không?

Có 3 loại thuốc để giảm dấu hiệu CL:

Thuốc chống nghẹt mũi: hoạt chất chính của thuốc này là một chất tổng hợp tương tự như epinephrine (adrenaline) do phần tủy tuyến thượng thận tiết ra. Cả hai thứ có tác dụng làm co mạch máu. Tại mũi, thuốc làm giảm sung huyết, niêm mạc xẹp xuống, lỗ mũi thông, bệnh nhân thở dễ dàng. Nhưng thuốc cũng làm nhịp tim nhanh, tăng huyết áp ở người đang bị cao huyết áp, kích thích thần kinh với sợ hãi, nóng nảy, run tay, khó ngủ, chóng mặt, nhức đầu, đổ mồ hôi, nôn ói… Đang bị cao huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường không nên uống thuốc này nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Thuốc chống đau, giảm nóng sốt: đau mình, nhức đầu là chuyện thường xảy ra khi bị CL, nhưng may mắn là chúng không kéo dài quá vài ngày và không quá dằn vặt. Thuốc thường dùng là acetaminophen, ibuprofen rồi đến aspirin. Aspirin thường gây ra xuất huyết dạ dày nên cần dè dặt. Cũng nên nhớ là không bao giờ cho các cháu dưới 12 tuổi dùng aspirin, vì có thể gây ra hội chứng Reye, tổn thương thần kinh, đôi khi chết người. Acetaminophen hoặc paracetamol được dùng nhiều hơn vì tương đối an toàn. Tuy nhiên không dùng quá thường xuyên và quá liều lượng chỉ định để tránh tổn thương cho gan. Thuốc có trong nhiều dạng thuốc chống CL khác nhau, cho nên cần coi kỹ nhãn hiệu để tránh ngộ độc do quá liều lượng cho trẻ em.

Thuốc ho: ho không phải là một bệnh mà chỉ là triệu chứng của một bệnh nào đó trong cơ thể. Ho cũng là một phản ứng tự nhiên khi có chất kích thích ở họng, như nhớt từ mũi từ miệng, vật lạ từ ngoài bay vào họng. Ho là để tống xuất các vật này ra ngoài. Nhiều bệnh nhân sau giải phẫu còn được khuyến khích ho để thông đàm, loại vi khuẩn. Nhưng CL mà ho liên tục thì quả là cũng đau ngực, khó chịu. Do đó mới có thuốc chống giảm ho. Có thể là ho khan hoặc ho ra đàm và với nhiều người, thuốc ho đều có thể phần nào làm nhẹ. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ có ý kiến là không nên uống thuốc ho, vì thuốc không chữa được nguyên nhân gây ra ho, đôi khi lại tạo ra tác dụng phụ, đặc biệt là ở trẻ em. Cơ quan Thực - Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến khích không nên dùng thuốc cảm ho ở trẻ em dưới 2 tuổi. Các viện bào chế cũng tự nguyện ghi cảnh báo lên nhãn hiệu là không nên cho trẻ em dưới 4 tuổi dùng thuốc cảm ho bán tự do trên thị trường. Sự ngộ độc khi các em uống quá liều lượng có thể đưa tới tử vong. Ho khi CL chỉ kéo dài vài tuần. Nếu ho quá lâu, lại ra đàm có màu thì nên đi khám bệnh ngay, vì có thể bị bội nhiễm vi khuẩn, sưng phổi. Kháng sinh tuyệt đối không có vai trò nào, trừ khi bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi.

Chăm sóc trẻ bị CL

- Để các cháu nghỉ ngơi thoải mái. Nếu ở tuổi mẫu giáo, đi học nên giữ em ở nhà. Không tiếp xúc với em bé khác để tránh lan truyền.

- Tránh sống trong môi trường có khói thuốc lá.

- Cho các cháu uống nhiều nước (cam…) để làm loãng đàm rãi, nước mũi cũng như tránh khô nước vì nóng sốt, chảy nước mũi, nhất là khi cháu tiêu chảy, nôn ói.

- Cho các cháu dùng thêm nước súp gà nóng có chất cysteine có tác dụng giảm nghẹt mũi.

- Với cháu bú sữa bình, nên giới hạn sữa vài ngày, vì sữa làm nhớt mũi khô, khó loại bỏ.

- Không khí trong phòng khô làm giảm sức đề kháng với bệnh nhiễm. Dùng máy phun bụi nước để giảm kích thích mũi, tránh khô khó thở. Nhớ không hướng bụi nước vào giường các cháu. Muốn tránh meo mốc, nên thay nước mỗi ngày và rửa máy bơm bụi nước theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Khi cháu bị nghẹt mũi, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào một lỗ mũi để làm loãng nhớt, rồi cũng làm như vậy ở lỗ mũi bên kia. Hút nhớt mũi với ống hút làm bằng cao su. Có thể dùng nước muối ở mọi tuổi, ngay cả bé sơ sinh.

- Nếu các cháu kêu đau khô cổ: cháu lớn cho súc miệng với nước muối hoặc vài giọt dung dịch 1 thìa nước chanh pha với 2 thìa mật ong để họng bớt kích thích. Trẻ trên 4 tuổi có thể ngậm kẹo ho.

- Giữ đầu cháu cao và ở vị trí ngồi nhiều hơn để giúp loại đàm nhớt. Nếu sau 3 - 4 ngày mà cháu không bớt, lại có nóng sốt cao, đau họng, nôn ói… nên đưa cháu đi bác sĩ ngay.

Chothuoc24h[Theo SK&ĐS]

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Xem mặt “bắt” sức khỏe nam giới
  • Nếp nhăn trên trán đột nhiên tăng lên. Khi xuất hiện dấu hiệu như thế chứng tỏ gan đang phải “gánh” trách nhiệm quá lớn. Lúc này, nên hạn chế ăn các loại thịt gia súc.
     

  • Đông y chữa tay chân đau nhức do lạnh
  • Trong 3 tháng mùa Đông thường gặp phong tà (gió độc) từ phương Bắc thổi tới. Hải Thượng Lãn Ông gọi là Thái cường phong hay Khảm phong

  • Sakê trị tiểu đường
  • Sa kê còn gọi là cây bánh mì, tên khoa học Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae) là loại cây được trồng ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương.

  • Kinh nghiệm nhận biết rau an toàn
  • Rau xanh cung cấp các vitamin, chất khoáng, protein, đường, vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, khả năng đồng hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, tăng khẩu vị để ăn ngon miệng các món ăn khác.

  • 7 điểm hấp dẫn nhất của phụ nữ với cánh mày râu
  • Không phải là một gương mặt mỹ miều hay sự e lệ, ngoan hiền mà chính cách nói chuyện thông minh, lối ứng xử tinh tế và nụ cười tươi tắn mới hút hồn các chàng trai.

     

  • 6 lỗi phái đẹp thường mắc khi chăm sóc da
  • Để có được làn da khỏe mạnh, trẻ, đẹp, các bạn gái cần tránh mắc lỗi khi chăm sóc da…
     

  • Biến chứng thần kinh tâm thần do nghiện rượu
  • Rối loạn vận động mắt với các biểu hiện như liệt vận động mắt cả hai bên đi kèm hiện tượng giả giật nhãn cầu, bệnh nhân mất vận động nhãn cầu sang ngang hai bên hay vận động nhãn cầu theo chiều dọc

  • Thức ăn được tiêu hóa như thế nào?
  • Hàng ngày chúng ta ăn đủ loại thức ăn, nào chất đạm, chất đường, chất mỡ, cả các chất vitamin và muối khoáng nữa. Vậy khi ta ăn thức ăn được tiêu hóa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu sự tiêu hóa của cơ thể để biết cách ăn uống hợp lý giúp cho sự tiêu hóa được tốt hơn.

     

  • Để không bị tăng cân trong dịp Tết
  • Dịp Tết là cơ hội để vui chơi, gặp gỡ người thân, bạn bè sau một năm dài làm việc cật lực. Nhưng những buổi tiệc liên miên cũng là nguyên nhân khiến bạn phải bỏ nhiều thời gian sức lực và cả tiền bạc nữa nhằm tìm lại “dáng xưa”

  • Để có một đôi lông mày hoàn hảo
  •  

    Một đôi lông mày hoàn hảo không hề giống nhau giữa nhưng người khác nhau vì mỗi người có một khuôn mặt khác.
     

  • Những sự thật thú vị về đau lưng
  • Hầu hết chúng ta đều coi lưng là tấm đỡ cho đến khi nó bắt chúng ta phải nhìn nhận lại tầm quan trọng của nó. Không gì gây bất lực như chứng đau lưng dữ dội. Vậy bạn biết gì về lưng của mình?

  • Trẻ bị sâu răng vì dùng kem đánh răng ít florua
  • Các bậc cha mẹ nên dùng kem đánh răng có hàm lượng florua cao hơn để ngăn ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ, một báo cáo mới nhất của ĐH Manchester (Anh) cho biết. Nếu lượng florua đảm bảo sẽ giúp giảm 24% nguy cơ sâu răng.
     

  • Sau khi uống thuốc không nên đi ngủ ngay
  • Có rất nhiều người thường có thói quen buổi tối trước khi đi ngủ nằm trên giường uống thuốc. Họ cho rằng, sau khi uống thuốc mà đi ngủ ngay thì có thể giúp cho việc hấp thụ thuốc tốt hơn.

  • Một số cách để “làm mới” tinh thần
  • Sức ép từ cuộc sống và công việc luôn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Hãy tự “làm mới” mình bằng những cách dưới đây.

     

  • Tạo hình cho gương mặt đẹp xinh
  • Lựa chọn những tone màu nhẹ nhàng khi trang điểm sẽ làm nổi bật lên những đường nét xinh đẹp và quyến rũ của bạn...
     

  • Những “từ khoá” cho sức khoẻ nam giới
  • Dưới đây là 6 “từ khoá” quan trọng nhất trong việc chăm sóc sức khoẻ của phái mạnh.
     

  • 10 thực tế cần biết về ung thư vú
  • Ung thư vú là một trong những dạng ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ và việc phát hiện, điều trị sớm có thể đảm bảo tỷ lệ sống cao hơn.
     

  • Ăn nho hết lo bệnh tật
  • Tác dụng bổ dưỡng, giải khát, bồi bổ cơ thể sau ốm dậy, làm việc căng thẳng đầu óc và chân tay, phòng chữa sâu răng, làm đẹp da mặt (ăn trong, đắp ngoài).
     

  • Phụ nữ chớ chủ quan khi bị đau bụng dưới
  • Một loại nguyên nhân hay gặp nhất ở phụ nữ là cơn đau bụng kinh. Cơn đau bụng kinh có thể xuất hiện trước ngày hành kinh vài ba ngày, kéo dài hết ngày hành kinh và cơn đau bụng kinh cũng có thể xuất hiện trong những ngày hành kinh và kéo dài thêm một vài ngày sau khi sạch kinh

  • 3 loại rau, củ dễ ngấm chất bảo quản
  • Các loại rau quả dưới đây dễ ngấm chất bảo quản, thuốc sâu hơn so với các loại khác mà nên hạn chế ăn để bảo vệ sức khỏe.
     

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h