Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
benh giao mua o tre em cho coi thuong
Bệnh giao mùa ở trẻ em - Chớ coi thường!. (ảnh minh họa).

Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, số trẻ em tới các bệnh viện, trung tâm y tế tăng vọt. Các bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa là tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp. Để thuận tiện cho việc nhận biết và điều trị bệnh, các nhà chuyên môn chia viêm đường hô hấp (VĐHH) thành 2 loại, tuỳ theo vị trí tổn thương.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Bệnh giao mùa ở trẻ em - Chớ coi thường! style="text-align: justify;"Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, số trẻ em tới các bệnh viện, trung tâm y tế tăng vọt. Các bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa là tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp. Để thuận tiện cho việc nhận biết và điều trị bệnh, các nhà chuyên môn chia viêm đường hô hấp (VĐHH) thành 2 loại, tuỳ theo vị trí tổn thương.Bệnh giao mùa ở trẻ em - Chớ coi thường!

Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, số trẻ em tới các bệnh viện, trung tâm y tế tăng vọt. Các bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa là tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp. Để thuận tiện cho việc nhận biết và điều trị bệnh, các nhà chuyên môn chia viêm đường hô hấp (VĐHH) thành 2 loại, tuỳ theo vị trí tổn thương.

Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm các trường hợp viêm mũi - họng, VA, viêm amidan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. VĐHH trên thường gặp và diễn biến nhẹ. VĐHH dưới ít gặp hơn nhưng thường là nặng bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Những virut thường gặp gây VĐHH ở trẻ em gồm: virut hợp bào hô hấp (RSV), virut cúm, virut á cúm, virut sởi, Adenovirus (còn gọi là virut hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus... Ở các nước đang phát triển như nước ta, căn nguyên nhiễm khuẩn vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) ở trẻ em là: hemophilus influenzae, liên cầu, tụ cầu, Bordetella, Klebsiella pneumoniae, Chlamydia trachomatis...

Viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên được chia làm 2 loại là cấp tính và mạn tính. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính sẽ diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng. Ở trẻ em dưới 1 tuổi đôi khi nôn nhiều, quấy khóc. Khi khám họng lúc đó sẽ thấy niêm mạc họng đỏ rực, sau đó các dấu hiệu trên mất đi. Khi bị bội nhiễm các vi khuẩn trên, bệnh sẽ diễn biến nặng lên, trẻ hay bị viêm phế quản, viêm phổi. Khi bị VĐHH cấp tính mà không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm thì rất dễ chuyển thành mạn tính. Triệu chứng của VĐHH mạn tính là ho thúng thắng, rát họng, nuốt thấy hơi vướng như có vật gì nằm trong họng, đặc biệt ở trẻ em là chảy nước mũi thường xuyên (một hoặc cả hai bên mũi).

Một số trẻ em bị VA mạn tính kéo dài mà căn nguyên do vi khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) thì chất nhày chảy ra ở mũi thường có màu xanh. Ngoài chảy mũi, trẻ ngủ thường thở bằng miệng.

Viêm tai giữa cấp cũng là một biến chứng hay gặp của nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây thủng màng nhĩ, giảm thính lực hoặc nặng có thể gây biến chứng nội sọ do viêm tai.

Viêm đường hô hấp dưới

Viêm phế quản phổi là tổn thương viêm cấp tính lan tỏa cả phế nang, mô kẽ lẫn phế quản, khởi đầu thường do các tác nhân virut, sau đó bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai.

Bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp trên như ho, sổ mũi, rất dễ bị viêm phế quản phổi. Trẻ viêm phế quản phổi ở giai đoạn khởi phát chỉ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém. Ở giai đoạn toàn phát trẻ sốt cao hoặc có thể bị hạ nhiệt độ, ho khan, chảy nước mũi và bắt đầu xuất hiện đờm. Lúc này trẻ thấy khó thở, cách mũi phập phồng, thở nhanh. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang còn bú có những triệu chứng và dấu hiệu: trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ...

Thái độ xử trí

Điều quan trọng trong thái độ xử trí VĐHH là lựa chọn được cách điều trị thích hợp cho trẻ. Không phải bất cứ trường hợp VĐHH nào cũng được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hay cho nhập viện điều trị nội trú. Nhưng cũng không phải vì coi nhẹ VĐHH mà mọi trường hợp VĐHH đều được tự điều trị tại nhà và theo dõi qua loa.

- Các trường hợp trẻ chỉ có ho, chảy mũi, không thở nhanh, không có rút lõm lồng ngực, không có các dấu hiệu nặng khác như co giật, li bì, bỏ bú... thì được nhận định là không viêm phổi. Các biện pháp điều trị bao gồm khuyến khích sử dụng các loại thuốc ho an toàn sẵn có như hoa hồng bạch hấp đường phèn, húng chanh hấp mật ong... dùng thuốc hạ sốt nếu có sốt cao. Hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách chăm trẻ tại nhà.

- Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn mức độ vừa. Trẻ có dấu hiệu thở nhanh nhưng chưa có các dấu hiệu nặng và biến chứng. Lúc này thuốc kháng sinh bắt đầu được sử dụng. Chỉ cần cho trẻ uống liều thuốc đầu tiên tại các cơ sở y tế (trạm y tế, phòng khám ngoại trú...) rồi hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách cho trẻ uống thuốc tại nhà và chăm sóc trẻ. Hẹn đưa trẻ đến khám lại sau 2 ngày.

- Trường hợp nặng, trẻ có các dấu hiệu như rút lõm lồng ngực, thở rít hay có các dấu hiệu nặng kèm theo: li bì, co giật, bỏ bú... Đây là các trường hợp cần được cấp cứu. Cần phải tìm mọi cách đưa trẻ đến ngay bệnh viện, các trung tâm y tế có đủ phương tiện tốt để cấp cứu và điều trị cho trẻ.

Theo Suckhoe&Doisong

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Một số sai lầm hay gặp khi cho trẻ ăn dặm
  • Thời kỳ bắt đầu ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm, ăn thêm) cho đến khi cai sữa là thời kỳ đe dọa suy dinh dưỡng nhất đối với trẻ. Nhiều bà mẹ do thiếu hiểu biết nên...

  • Khi bị mất kinh nguyệt phải làm gì?
  • Mất kinh là khi bạn không vướng mắc thời kỳ kinh nguyệt. Thời kỳ thứ nhất mất kinh là lúc bạn không bị kinh nguyệt ở độ tuổi 16 hoặc lớn hơn.

  • Những thực phẩm bà bầu không nên ăn
  • Những gì người mẹ ăn vào có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

  • “Cẩm nang” trị sốt đúng cách ở trẻ nhỏ
  • Sốt rất dễ gặp ở trẻ nhỏ, song làm thế nào để nhận diện và xử lý đúng từng cơn sốt là điều khiến không ít bậc phụ huynh phải trăn trở.

  • Phấn má là một trong những điểm mấu chốt hàng đầu quyết định vẻ đẹp của bạn sau khi trang điểm . Bên cạnh đó, phấn má còn có tác dụng che khuyết điểm cho khuôn mặt bạn.

  • 5 câu
  • Đàn ông thường e ngại khi nhận lời khen, vì vậy, đôi khi, một lời tán tụng những thứ họ yêu quý còn ý nghĩa hơn nhiều những khen trực tiếp họ

  • Minh oan tiếng
  • Rất mực yêu thương vợ nhưng Cường cứng lưỡi không thể giải thích nổi với nàng vì sao thời gian gần đây anh không có hứng yêu.

  • Để răng luôn trắng sáng
  • Điểm thu hút sự chú ý của nhiều người chính là nụ cười và một nụ cười lấp lánh sẽ thực sự tạo được ấn tượng tốt đẹp. Dưới đây là những cách giúp đổi màu cho những bộ răng chưa sáng bóng

  • Phụ nữ thành phố đang sợ nhất bệnh gì?
  • Đây là câu hỏi trong bảng hỏi 100 đối tượng nữ trong độ tuổi từ 25-65 tuổi và BS Lê Lưỡng Hoàng đã cấp tốc thống kê, cho ra kết quả thực tế

  • Ăn trứng ngỗng, đẻ con như ý?
  • Ăn 7 trứng ngỗng sẽ sinh con trai, ăn 9 trứng ngỗng sinh con gái; muốn con thông minh, mẹ nên ăn nhiều trứng ngỗng… là những kinh nghiệm mà trong “thế giới các bà bầu” vẫn thường hay mách nhau thực hiện.

  • Naphazolin không phải là
  • Naphazolin (na-pha-dô-lin) là một loại thuốc nhỏ mũi hay được người dân tự ý mua về dùng do thuốc có giá thành rẻ (chỉ vài ngàn đồng/lọ), tính sẵn có (hầu hết có ở các nhà thuốc) và tính "hiệu nghiệm" ...

  • Bị viêm xoang phải kiêng hải sản, xôi nếp?
  • Tôi bị viêm xoang. Nghe nói trong thời gian uống thuốc để điều trị bệnh phải kiêng ăn tôm, cua, hải sản và cả xôi nếp. Không biết có đúng không?

  • Cạo gió thế nào cho đúng?
  • “Tôi là “tín đồ” của cạo gió. Trước đây, mỗi lần thấy chóng mặt nhức đầu, tôi thường nhờ người khác cạo gió hoặc "tự xử". Khi đau bụng, tôi tự cạo vùng rốn, thấy cơn đau giảm dần.

  • 10 mẹo chống hôi miệng
  • Hơi thở thơm tho không chỉ giúp bạn tự tin trong giao tiếp mà còn giúp tinh thần sảng khoái, thoải mái.

  • Không đơn giản khi dùng thuốc ho
  • Ho là phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm tống các dị vật, các chất bài tiết thừa ở đường thở ra ngoài. Hầu hết thuốc ho đều phối hợp nhiều thành phần (làm giảm phản xạ ho; long đàm, chống nghẹt mũi, sổ mũi’ chống dị ứng). Cần căn cứ vào các thành phần này mà chọn lựa cho phù hợp với tình trạng ho, nếu không sẽ kém hiệu quả, có khi còn gây cảm giác khó chịu, thậm chí bị độc hại.

  • Đánh gió và cảm mạo
  • Kinh nghiệm về phương pháp không dùng thuốc của nền y học dân tộc Việt Nam rất phong phú. Theo các tài liệu để lại thì Tuệ Tĩnh đã tổng kết những kinh nghiệm điều trị không dùng thuốc, trong đó có môn đánh gió để chữa cảm mạo.

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai
  • Khi mang thai, do khối lượng tử cung lớn dần chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản... gây ra sự ứ đọng nước tiểu - yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn (chủ yếu là vi khuẩn E.coli) phát triển.

  • Nhận biết bé bị suy dinh dưỡng
  • Trẻ từ một tuổi trở lên, bình thường sẽ có số đo vòng tròn cánh tay lớn hơn 13cm. Nếu bé bị suy dinh dưỡng do thiếu protein thì cơ cánh tay bị teo nên đường kính vòng cánh tay sẽ nhỏ hơn 13.

  • Lưu ý khi dùng thuốc chống ngạt mũi cho trẻ
  • Ngạt mũi là tình trạng do đường mũi bị tắc. Sử dụng thuốc chống ngạt mũi sẽ có tác dụng làm co mạch, giảm phù nề, trả lại sự thông thoáng cho mũi. Tuy nhiên, sử dụng những loại thuốc này chỉ có tác dụng chữa triệu chứng. Còn để điều trị bệnh cần phải điều trị chính nguyên nhân gây bệnh

  • Uống thuốc nên kiêng ăn gì?
  • Khi uống thuốc Nam, người bệnh thường phải kiêng một số loại thức ăn để thuốc có thể phát huy được tác dụng. Ngay cả đối với thuốc Tây, người bệnh cũng phải tránh dùng một số loại thực phẩm khi uống thuốc để tránh những tương tác không có lợi của thực phẩm đối với thuốc, làm cho thuốc không phát huy hết tác dụng trong quá trình điều trị.

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h