Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
dung thuoc khi roi loan tieu hoa do nam candida
Dùng thuốc khi rối loạn tiêu hóa do nấm Candida. (ảnh minh họa).

Rối loạn tiêu hóa có thể do nhiễm khuẩn, nấm khi mà hệ cân bằng vi sinh đường ruột bị phá vỡ. Nhiễm nấm Candida là một trong các nguyên nhân đó. Trước khi dùng kháng nấm, cần xác định có phải do Candida hay không?

 


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Dùng thuốc khi rối loạn tiêu hóa do nấm CandidaRối loạn tiêu hóa có thể do nhiễm khuẩn, nấm khi mà hệ cân bằng vi sinh đường ruột bị phá vỡ. Nhiễm nấm Candida là một trong các nguyên nhân đó. Trước khi dùng kháng nấm, cần xác định có phải do Candida hay không?  Dùng thuốc khi rối loạn tiêu hóa do nấm Candida

 

Rối loạn tiêu hóa có thể do nhiễm khuẩn, nấm khi mà hệ cân bằng vi sinh đường ruột bị phá vỡ. Nhiễm nấm Candida là một trong các nguyên nhân đó. Trước khi dùng kháng nấm, cần xác định có phải do Candida hay không?

 

Hình ảnh nấm Candida dưới kính hiển vi.

Nấm Candida có ở khắp nơi, bất cứ lúc nào cũng có thể theo thức ăn nhiễm vào đường ruột, song chỉ khi có điều kiện thuận lợi, sinh sôi nảy nở nhiều, mới gây bệnh. Nhiễm nấm Candida đường ruột có các triệu chứng đặc hiệu. Nếu triệu chứng lâm sàng rõ, kết quả xét nghiệm có nhiều nấm Candida mới dùng kháng nấm. Không chỉ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng hay chỉ vào xét nghiệm mà phải căn cứ vào cả hai  yếu tố này khi quyết định dùng  thuốc kháng nấm.

Tùy theo tình trạng, cơ địa người bệnh, chọn dùng một trong các kháng nấm sau:

Nystatin: Khi bệnh nhẹ, không có sự bội nhiễm chọn dùng nystatin. Đây là thuốc kháng nấm chiết từ môi trường nuôi cấy  Streptomyces nourseri có  phổ kháng nấm hẹp, chủ yếu trên nấm Candida  và Crytococcus. Thuốc được dùng khi bị nhiễm Candida ở niêm mạc miệng, phổi, đường ruột. Nystatin liên kết với ergosterol của màng tế bào làm rối loạn chuyển hóa kali của  nấm rồi diệt nấm  mà  không gây hại cho người. Mặt khác, do nystatin không thấm qua màng ruột nên  dùng đường uống có tính an toàn cao.

 Ketoconazol: Khi bệnh ở mức vừa, có dấu hiệu bội nhiễm, chọn dùng ketoconazol. Ketoconazol là  kháng nấm phổ rộng, kháng Candida nội tạng cũng như kháng các nấm nội tạng khác như Paracoccidioses, Coccidioses, Histoplasma, Blastomyces.  Ngoài ra, ketoconazol còn kháng vi khuẩn gram dương (+). Ketoconazol ức chế enzym alphademethylase (enzym tham gia vào tổng hợp ergosterol), ngăn cản sự tổng hợp ergosterol, làm thay đổi lipid của màng tế bào, ức chế sự phát triển của nấm.  Dùng liều thấp có tác dụng kìm nấm; dùng liều cao có tác dụng diệt nấm.

Tuy nhiên khi dùng thuốc này cần lưu ý:

- Để thuốc hấp thu tốt nên uống thuốc vào bữa ăn.

- Ketoconazol  tan trong môi trường acid mới hấp thu tốt, nếu môi trường dạ dày có độ acid thấp, ketoconazol sẽ hấp thu kém, hoạt tính giảm sút. Vì vậy không được dùng cùng lúc ketoconazol với thuốc trực tiếp trung hòa acid (nabicarbonat hay alluminium hydroxyt trong viên maalox), các thuốc ức chế bơm proton kháng tiết acid (cimetidin, omeprazol). Nếu cần phải dùng phối hợp thì phải dùng ketoconazol trước hoặc sau đó 2-3 giờ mới dùng các thuốc trên.

- Khi dùng ketoconazol có thể tăng transaminase, phosphatase kiềm nhưng không có biểu hiện lâm sàng thì không nhất thiết phải ngừng thuốc. Tuy nhiên ketoconazol có thể gây viêm gan mang tính chất miễn dịch dị ứng, đôi khi gây ứ mật, hủy tế bào gan, thường ở mức vừa phải, sẽ hết sau khi ngừng thuốc 2 tháng. Các bệnh lý gan chỉ trầm trọng do không ngừng thuốc đúng lúc, hay do trước đó đã dùng các thuốc có độc tính với gan. Nếu cần dùng ketoconazol  từ 2 tuần trở lên thì phải thử enzym gan trước khi dùng. Chỉ dùng đủ liều trong thời gian nhất định. Khi đang dùng mà  thấy có các biểu hiện bệnh lý gan  bất thường (như mệt mỏi, sốt, vàng da, nước tiểu vàng) cần phải ngừng thuốc. Không dùng cho người có bệnh lý gan cấp hay mạn.

- Do cảm ứng enzym chuyển hóa nên các thuốc  rifampycin, carbamazepin, isoniasid, phenytoin gây tương tác bất lợi, làm giảm đáng kể khả dụng sinh học của ketoconazol. Không nên dùng chung với các thuốc này.

- Ketoconazol ức chế  enzym P450 (CYP 3A) làm giảm sự chuyển hóa dẫn đến tăng nồng độ máu, tăng hay kéo dài thời gian hiệu lực các thuốc: chống HIV (ritonavi, indinavir), chống mỡ máu (simvastatin, lovastatin), chống nấm (terbinafin), chống nôn (cisaprid), thuốc ngủ (triazolam, midazolam), tim mạch (verapamin, dihydropyridin, digitoxin, quinidin), ung thư (doxetaxel, trimetrexat, busulphan, alcaloid dừa cạn), đái tháo đường (sulfamid uống), ức chế miễn dịch (cyclosporin, tacrolimus), hen (thyophylin), chống đông (dạng uống). Không nên phối hợp với các thuốc này. Nếu cần phối hợp thì phải giảm liều.

- Ketoconazol có thể gây ra buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa; ít gặp hơn là nhức đầu, tăng có hồi phục enzym gan;  rất hiếm gặp là  giảm tiểu cầu, rụng tóc (hói đầu), suy giảm tính dục, tăng áp lực nội sọ (có hồi phục). Điều trị với liều hơn 400mg/ngày có thể bị vú to, thiểu sản tinh trùng... (nhưng hồi phục khi ngừng thuốc).

- Trên người tình nguyện khỏe mạnh, ketoconazol làm giảm đáp ứng cortisol khi kích thích bằng ACTH. Cẩn thận với những người suy thận, vì ở những người này đã có sự  thiếu hụt corttisol.

Fluconazol: Khi bệnh nặng hơn, có tình trạng bội nhiễm nấm nhiều chọn dùng kháng nấm phổ rộng mạnh fluconazol. Fluconazol có hiệu lực, tác dụng phụ, tương tác như ketoconazol, cách dùng tương tự ketoconazol, nhưng cần chú ý một số điểm sau:

- Fluconazol bài tiết qua thận (80%), nên khi chức năng thận suy giảm phải giảm liều. Fluconazol không ảnh hưởng đến hormon sinh dục người  dù dùng tới 28 ngày (trong khi trên súc vật thí nghiệm có làm giảm nhẹ estrogen). Fluconazol chưa thấy gây ung thư trên súc vật thí nghiệm (dù đã dùng cho súc vật  24 tháng với liều quy ra gấp 7 lần liều dùng cho người). Fluconazol có thể gây ra  phản ứng tróc vảy, hoại tử, nhiễm độc da và cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng, có thể gây phản ứng phản vệ  (khi tiêm).

- Ketoconazol, fluconazol (cùng nhóm azol) có tiềm năng gây xoắn đỉnh. Thận trọng khi dùng với các thuốc có tiềm năng gây xoắn đỉnh khá. Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào sự cải thiện bệnh. 

Chothuoc24h[Theo SK&ĐS]

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Khi răng bất ngờ gặp “sự cố”...
  • Bạn sẽ làm thế nào khi có một vật mắc kẹt trong kẽ răng, khi răng tự nhiên bị đau, khi tự nhiên bạn cắn vào môi hoặc lưỡi hay chiếc dây kẹp răng bị nhô ra...?
     

  • 10 mẹo để ngủ ngon giấc
  • Bạn trằn trọc cả đêm bởi vì chứng đau nhức toàn thân hay cảm thấy không thoải mái?
     

  • Điều trị viêm túi mật cấp thuốc gì?
  • Viêm đường mật - túi mật là biến chứng thường gặp nhất của sỏi và giun đũa chui vào đường mật - túi mật, nhất là khi có tắc nghẽn ống mật. Trong nhóm bệnh lý này, viêm túi mật cấp là một cấp cứu về tiêu hóa, thường do sỏi mật gây nên. Bệnh hay gặp ở nữ, tuổi thường gặp từ 40 - 60 tuổi.

  • Rủ nhau tắm thuốc bí truyền
  • Dịch vụ tắm lá thuốc phát triển rầm rộ tại các khu du lịch, nghỉ mát trên Sa Pa. Bài thuốc tắm bí truyền của người Dao đỏ khiến nhiều du khách không khỏi tò mò, vượt núi băng rừng tìm đến với khát khao được một lần ngâm mình trong bồn thuốc nước.

     

  • Những lý do khiến kinh nguyệt không đều
  • Kinh nguyệt không đều là tình trạng thay đổi chu kỳ, màu sắc, lượng... kinh nguyệt so với bình thường. Đây là một trong những tình trạng phụ nữ thường mắc phải và lo lắng.

  • Vài ngộ nhận về đau thắt lưng
  • Đau thắt lưng là bệnh rất thường gặp nhưng do người bệnh thiếu thông tin, một số thầy thuốc nhận diện không đúng các biểu hiện bệnh lý, lạm dụng thái quá các kỹ thuật chẩn đoán… đã khiến nhiều trường hợp tiền mất tật mang vì bệnh một đằng, chữa một nẻo.
     

  • Tiết ra mùi hôi ở ngực khi quan hệ
  • Xưa và nay, mùi là một trong những yếu tố hấp dẫn, đặc biệt đối với phái nam. Đi xa nhớ mùi thơm tóc và da thịt của vợ.

  • Bệnh thường gặp trong mùa đông – xuân
  • Trong vô số các bệnh phát tác mạnh vào mùa đông, thì các bệnh hô hấp, khớp và bệnh ngoài da là hay gặp nhất.
     

  • Bí quyết nạp năng lượng cho cơ thể
  • Ăn uống không chỉ là nhu cầu mà còn thể hiện cả văn hóa, giáo dục của con người. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ đi liền với một thói quen ăn uống cân bằng dinh dưỡng...

  • Mẹo trang điểm cho đôi mắt nhỏ
  • Đôi mắt nhỏ sẽ đẹp và cuốn hút hơn khi bạn biết cách sử dụng các sắc màu trang điểm phù hợp.
     

  • Cách trị hơi thở hôi
  • Một hơi thở hôi khiến mọi người tránh xa khỏi bạn vì vậy bạn phải làm mọi thứ để loại trừ dược nó. Sau đây là một vài lời khuyên giúp bạn thực hịên được điều này.
     

  • Tăng huyết áp - “Kẻ giết người thầm lặng”
  • Tại sao lại nói "tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng"?

  • Nam học - Thuốc và phương pháp hỗ trợ
  • Trong bệnh lý xuất tinh sớm (XTS): Đây là bệnh lý rất phổ biến của nam giới trẻ. Trước kia người ta vẫn cho rằng XTS là một bệnh lý tâm lý do đó chưa tìm ra được thuốc điều trị.

  • Ngồi thiền giúp giải tỏa mệt mỏi
  • Mất ngủ, hay trằn trọc mãi không ngủ được; giảm mọi hứng thú, không muốn mơ ước, hy vọng, suy giảm hẳn ham muốn tình dục và dễ mắc bệnh. Gặp tình trạng như thế chúng ta cần phải làm gì?
     

  • 6 bước trang điểm mắt đơn giản với tone xanh tinh tế
  • Chị em văn phòng sẽ rất ưa thích cách trang điểm nền nã, không quá phô trương mà vẫn có phong cách này, vừa làm đôi mắt to và long lanh hơn, lại vừa toát nên vẻ trang nhã thanh lịch, tại sao bạn không cùng Xinh Xinh thử nghiệm nhỉ?
     

  • Tạm biệt mỡ thừa
  • ngoài việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bạn còn nên luyện cho mình một thói quen ăn uống hợp lý, dần dần bạn sẽ có một cơ thể cân đối.
     

  • 8 phút trang điểm tỏa sáng chào năm mới
  • Bạn có muốn mình trở thành tâm điểm của bữa tiệc và bừng sáng mỗi khi xuất hiện? Bạn đã sẵn sàng để tỏa sáng?
     

  • Người cao tuổi chớ chủ quan với chứng tăng mỡ máu
  • Tăng mỡ trong máu có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). Tăng mỡ máu là một chứng bệnh gặp khá phổ biến ở NCT, tác hại của nó rất đáng được quan tâm vì gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trong đó NCT gặp với tỷ lệ khá cao.

     

  • Khắc phục tình trạng chân nứt nẻ
  • Mùa đông rất dễ có hiện tượng chân bị nứt nẻ? Vậy phải làm sao để khắc phục, giúp chân xinh luôn mềm và đẹp? Xinh Xinh sẽ mách bạn vài mẹo nhỏ nhé!
     

  • Chăm sóc da cho người hay trang điểm
  • Đối với những bạn gái thường phải trang điểm mỗi ngày, làn da có xu hướng nhanh “xuống cấp” nếu không chăm sóc cẩn thận.
     

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h