Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
su dung vitamin c sao cho dung
Sử dụng vitamin C sao cho đúng. (ảnh minh họa).

Chúng ta cũng cần biết dùng loại vitamin này như thế nào cho an toàn ít tai biến


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Sử dụng vitamin C sao cho đúngChúng ta cũng cần biết dùng loại vitamin này như thế nào cho an toàn ít tai biếnSử dụng vitamin C sao cho đúng

Vitamin C được dùng trong dược – mỹ phẩm và lợi ích của nó được con người biết đến từ lâu. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết dùng loại vitamin này như thế nào cho an toàn ít tai biến, không nên coi nó là loại thuốc bổ dùng không giới hạn.

Vitamin C trong dược phẩm

Đâu là chỉ định của vitamin C?

Vitamin C tham gia vào nhiều chức năng hoạt động cơ thể trong các quá trình: sản sinh năng lượng, tạo miễn dịch, trung hòa đào thải chất độc, tổng hợp các chất, vận chuyển trung gian hệ thần kinh, hấp thu canxi, sắt. Được dùng bổ sung (khi bị thiếu trong khẩu phần ăn) cho người mang thai nuôi con bú (nhằm tăng sự hấp thu sắt, canxi giúp sự phát triển bào thai và trẻ nhỏ, tránh một số tai biến khi sinh nở), cho trẻ trong độ tuổi trưởng thành (nhằm đảm bảo sự phát triển), cho người sống trong môi trường ô nhiễm, bị stress, vận động viên, người bị nhiễm khuẩn (nhằm nâng cao sức đề kháng). Một trong các ứng dụng này vẫn còn tranh luận: có người cho vitamin C làm tăng sức đề kháng, chủ trương dùng liều cao (1.000mg trở lên). Có người lại thấy trong thực tế lâm sàng vitamin C không làm thay đổi tiến trình bệnh nhiễm khuẩn, không giảm số ngày mắc và tỷ lệ người mắc bệnh chuyển sang nặng, không làm nhanh hơn quá trình hồi phục... (khi so sánh nhóm dùng và nhóm không dùng vitamin C).

Gốc tự do làm tăng quá trình oxy hóa, thúc đẩy lão hóa. Với vai trò chống gốc tự do, vitamin C thường được phối hợp với vitamin E, betacaroten, selenium chống lão hóa.

 


 Vitamin C có nhiều trong cam, chanh...

 

Cách dùng cho hiệu quả an toàn

Nếu dùng bảo vệ thành mạch chống các biểu hiện bệnh scorbus không điển hình thì chỉ cần khoảng 200 - 500mg/ngày, kèm với thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh). Khi khỏi các triệu chứng này nên ngừng thuốc, duy trì chế độ ăn này.

Khi thiếu vitamin C, nếu ăn đầy đủ rau quả (khoảng 500g mỗi ngày, chế biến đúng) thì hoàn toàn có thể cung cấp đủ nhu cầu, không nhất thiết phải dùng thuốc.

Khi dùng vitamin C tăng cường sức đề kháng thì cần liều cao (khoảng 1.000mg/ngày) trong thời gian ngắn phải theo chỉ định của bác sĩ.

Vitamin C kết hợp với các chất khác (betacaroten, selenium, vitamin E) kết hợp với các chất nội sinh (glutathion, coenzym 10) tạo thành màng lưới chống oxy hóa, trong đó chúng kích hoạt làm tăng hiệu lực lẫn nhau. Do đó nếu dùng chống lão hóa thì cần dùng vitamin C cũng như các chất khác với liều cao.

Các tai biến cần tránh

Theo FAO, nhu cầu vitamin C mỗi ngày từ sơ sinh đến 3 tuổi 25 - 30mg, từ 4 - 18 tuổi 30 - 40mg, người lớn trung bình 45mg. Nếu thiếu phải bổ sung, nhưng không nên thừa vì thừa sẽ hấp thu thừa sắt gây hại, đồng thời làm giảm sự hấp thu đồng, niken làm cho xương chậm phát triển, dễ biến dạng, hay bị viêm kết mạc. Cũng theo FAO, nhu cầu vitamin C mỗi ngày trong thai kỳ là 50mg, khi nuôi con bú là 70mg. Nếu thiếu cần bổ sung nhưng không nên thừa vì có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Dùng vitamin C liều cao (1.000mg/ngày hay hơn) thường xuyên lúc đầu sẽ thấy khỏe khoắn (vì vitamin C có tính kích thích nhẹ) nhưng về sau cơ thể quen đi, nếu không dùng thì thấy mệt mỏi mà tiếp tục dùng sẽ thừa, gây hại: rối loạn tiêu hóa (nóng rát dạ dày, tiêu chảy), gây thừa sắt, giảm độ bền của hồng cầu, giảm khả năng diệt khuẩn của bạch cầu, ở người thiếu men G6PD còn có thể bị tán huyết.

Sản phẩm chuyển hóa trung gian của vitamin C là acid oxalic. Việc dùng liên tục liều cao có thể gây nên sỏi thận (sỏi oxalat canxi).

Gần đây, một số nghiên cứu cho thấy: việc dùng thừa vitamin C sẽ làm “mất đi sự cân bằng vốn có của cơ thể” làm tăng sự tích tụ những phân tử kép, sự tích tụ này có một vai trò nhất định trong các bệnh như: ung thư, thấp khớp, xơ vữa động mạch. Còn cần phải thu thập thêm chứng cứ nhưng đây là điều cảnh báo đáng quan tâm.

Vitamin C gây kích thích nhẹ làm khó ngủ, không nên dùng vào buổi tối. Vitamin C có thể gây dị ứng, loại tiêm hay gây dị ứng hơn. Một phần trong các nguyên nhân gây dị ứng là do sự biến chất của vitamin C và các chất bảo quản. Không dùng cho người có mẫn cảm với thuốc, tuyệt đối không dùng sản phẩm bị biến màu.

Vì những lý do trên, không nên coi vitamin C như là một thuốc bổ, dùng không giới hạn (đặc biệt là trẻ em, thai phụ), nên chọn cách dùng thích hợp, an toàn nhất là uống.

Vitamin C trong mỹ phẩm

Trước đây, dựa vào tính chất chống oxy hóa và xúc tác trong quá trình tổng hợp collagen của vitamin C, các hãng mỹ phẩm quảng cáo dùng cream dưỡng da chứa vitamin C sẽ tái tạo lại da, làm trẻ da. Ngay cả khi uống với liều cao, đơn độc, vitamin C cũng không làm được chức năng tổng hợp collagen. Còn khi uống collagen trực tiếp cũng chưa hẳn tạo được collagen theo ý muốn. Dùng cream dưỡng da chứa dưới 5% vitamin C vì có liều thấp, đơn độc, ít thấm qua da, nên đương nhiên chẳng có hiệu quả gì! Theo các chuyên gia dinh dưỡng, da liễu thì không có cách làm đẹp da nào tốt, bền vững hơn là cải thiện chế độ ăn, trong đó cần cân đối giữa các chất chủ yếu đạm - lipid, glucid - vitamin - vi chất (đã bao hàm đủ các acid amin “đặc thù”, vitamin C).

Da chịu nắng quá nhiều da bị sạm thì phải chờ ít nhất 80 ngày tế bào biểu bì bị sạm tróc ra, thay thế bằng lớp tế bào khác hay dùng cách lột da (làm mất lớp biểu bì bị sạm, lộ ra lớp tế bào mới), nhưng phải kiêng nắng, nếu không lớp da mới chưa có sức chống lại tia cực tím sẽ bị sạm nặng hơn. Có trường hợp sạm da bệnh lý như bị bệnh suy thận mạn. Trong cả hai trường hợp, không thể dùng vitamin C liều cao chữa được. Nhưng một số hiệu thẩm mỹ, một số người hành nghề y tư, hoặc một số người bệnh tự ý tiêm vitamin C liều cao, lâu dài (2 - 3 tháng) với hy vọng chống sạm da (!). Điều này chưa có cơ sở khoa học xác đáng, có khi còn nguy hiểm (thừa, bị dị ứng vitamin C).

Kỹ thuật điện chuyển ion

Kỹ thuật này xuất phát từ Nhật, hiện áp dụng rất rộng rãi ở Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, ở các nước tiên tiến khác. Nội dung: dùng provitamin C, một dung dịch vitamin C đã ion hóa, chứ không phải là dung dịch vitamin C thông thường. Dùng thiết bị chuyên dùng tạo ra dòng điện đặc biệt. Dòng điện này “đẩy” provitamin C đi sâu vào da. Provitamin C sau khi vào da có 97 - 100% chuyển hóa thành vitamin C. Với kỹ thuật này, vitamin C thẩm thấu mạnh, sâu, tạo ra nồng độ cao ở da (gấp hàng trăm lần khi ra ngoài da). Do tạo được nồng độ cao nên hoạt tính vitamin C được tăng cường mà không một chế phẩm dùng ngoài nào sánh kịp, đưa lại các hiệu quả đặc biệt: làm giảm sự gia tăng hắc tố melanin bất thường, điều trị được nám và các kiểu thâm da (do mụn nhọt, sẹo, phỏng, tắm nắng, lột da mặt). Xúc tác trong việc tạo ra collagen ở lớp bên dưới da, làm đầy căng lớp da bên trên, do đó làm giảm nếp nhăn, giảm sẹo lõm (do rổ, mụn trứng cá). Tác động vào các chuỗi nhiễm sắc thể, ngăn chặn quá trình lão hóa da. Ngăn chặn tế bào chết do lipoperoxit, từ đó hạn chế tiết bã nhờn. Loại trừ oxy hoạt tính, từ đó phối hợp với các kem chống nắng, hạn chế ảnh hưởng tia tử ngoại.

Ngay sau điều trị bằng điện chuyển ion vitamin C, bề mặt da căng chắc, trên da đóng một lớp trắng (vitamin C), quá trình di chuyển vitamin C còn tiếp tục một vài giờ sau. Vì vậy không tẩy rửa vùng điều trị ngay. Để đạt hiệu quả, phải lặp lại nhiều lần, mỗi lần cách nhau một hai tuần. Sau đó lặp lại duy trì hàng tháng.

Phương pháp này có du nhập vào ta nhưng chỉ lẻ tẻ chỉ ở một số thành phố lớn nên chưa đánh giá thực tế thật đầy đủ. Tuy nhiên cần biết là giá thành rất cao, nếu phối hợp với các phương pháp khác cho hoàn chỉnh thì càng cao, cần tính toán kỹ.

DS.CKII. BÙI VĂN UY(SK&ĐS)

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Bỗng dưng... tắt thở
  • Sáng chủ nhật, khi đưa xe ra khỏi cổng nhà để đi bơi, một người hàng xóm níu tay tôi lại, khẩn thiết: “Bác sĩ qua xem giùm thằng em tôi. Sao từ sáng đến giờ không thấy nó thở nữa”.

  • Chiếc bát có vị ngọt : Dùng nhiều cực độc!
  • Ông Trần Trọng Cử (ở khối 4, thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh) có một chiếc bát kỳ lạ, bỏ bất cứ thứ nào vào bát khi ăn, uống đều có vị ngọt. Chiều 16/11, Viện Hóa học đã có kết luận chính thức về chiếc bát này.

  • Phòng và chăm sóc da mùa hanh khô
  • Mùa hanh khô, thời tiết se lạnh và độ ẩm cao trong không khí sẽ khiến cho làn da vốn nhạy cảm của phụ nữ châu Á dễ dàng bị khô, tróc vẩy, tê rát, không ăn phấn và rất khó trang điểm.

  • Bảo vệ tim với tỏi tươi
  • Tác dụng của tỏi tươi đối với sức khỏe không có gì mới. Tuy nhiên, những thực nghiệm hiện đại mới nhất của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ rõ: ăn bao nhiêu, ăn như thế nào sẽ giúp bảo vệ tim tốt nhất.

  • 11 lợi ích của trà cúc La Mã
  • Hoa cúc La Mã từ lâu đã được người Ai Cập cổ xem là một phương thuốc trị bách bệnh. Trà của loại dược thảo quý này đã được sử dụng hàng trăm năm qua với nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe.

  • Bệnh giao mùa ở trẻ em - Chớ coi thường!
  • Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, số trẻ em tới các bệnh viện, trung tâm y tế tăng vọt. Các bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa là tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp. Để thuận tiện cho việc nhận biết và điều trị bệnh, các nhà chuyên môn chia viêm đường hô hấp (VĐHH) thành 2 loại, tuỳ theo vị trí tổn thương.

  • Tính an toàn của thuốc kháng cúm trên thai kỳ
  • Nguy cơ của cúm A/H1N1 với người có thai, cho con bú thế nào? dùng thuốc kháng cúm (Tamifflu, relenza) có an toàn không? trả lời được câu hỏi này sẽ định hướng đúng, kịp thời... trong điều trị cúm cho các đối tượng này.

  • 8 mẹo tóc đẹp giao mùa
  • Để có mái tóc đẹp, bóng mượt trong khúc giao mùa cũng không khó lắm đâu. Bạn có thể làm cho mái tóc óng ả chỉ bằng 8 mẹo sau đây.

  • Máy ngâm chân thải độc: Chiêu lừa mới?
  • Hiện tượng nước ngâm chân đổi màu thể hiện tình trạng bệnh đã khiến không ít gia đình phát hoảng vì chất độc tồn tại trong cơ thể mình và sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua máy.

  • Bệnh theo mùa tăng - Bệnh viện quá tải
  • Các bệnh nhân tăng, nhiều bệnh viện trở nên quá tải, cán bộ y tế ở hệ điều trị phải "mở hết công suất" để làm việc. Công tác tuyên truyền, vận động, dập dịch, phòng chống dịch cũng được đặt lên hàng đầu. Các cán bộ y tế dự phòng luôn tất bật ngược xuôi. Trong tình cảnh đó, mỗi người dân trang bị kiến thức về sức khỏe, thực hiện tốt các khuyến cáo của ngành y tế... là giải pháp tự bảo vệ mình hữu hiệu nhất.

  • Xu hướng make up thu đông 2009/2010
  • Trong khi xu hướng thời trang luôn được biến hóa theo từng mùa của năm, thì xu hướng trang điểm cũng vặn mình thay đổi với những nét đặc trưng riêng biệt không kém.

  • Cùng mắc cúm A/H1N1 và sốt xuất huyết: Cực kỳ nguy hiểm!
  • Trong tình hình dịch cúm A/H1N1 và sốt xuất huyết gia tăng nhanh như hiện nay thì khả năng bệnh nhân mắc đồng thời cả hai bệnh trên là rất lớn. Nếu cả hai bệnh cùng diễn biến nặng, có biến chứng thì sẽ rất khó khăn trong điều trị...

  • Chăm sóc da cho ngày cưới
  • Một làn da đẹp, tươi sáng và rạng rỡ chính là bí quyết giúp bạn trở thành một cô dâu hoàn hảo với vẻ đẹp nổi bật, đầy tự tin và quyến rũ trong ngày trọng đại nhất cuộc đời.

  • Nước tăng lực - Những hậu họa khi lạm dụng
  • Sự bùng nổ của lĩnh vực nước uống đóng hộp trong những năm trở lại đây đã góp thêm vào thị trường nước uống nhiều loại  đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, nước uống đóng hộp không hoàn toàn vô hại như nhiều người vẫn lầm tưởng. Trái lại, việc lạm dụng đồ uống đóng hộp và nhiều loại nước tăng lực đôi khi lại gây ra những rắc rối cho sức khỏe.

  • Những sai lầm đáng yêu trong lịch sử khoa học
  • Lịch sử khoa học của loài người ghi dấu không ít sai lầm trong công tác nghiên cứu và khảo sát những vấn đề đáng quan tâm nhất. Phải mất một thời gian dài sau đó người ta mới nhận ra những sai lầm này. Tuy nhiên, chính những sai lầm ấy đã trở thành tiền đề cho các thành tựu phát triển khoa học về sau.

  • Tác hại của thuốc làm tăng cơ bắp
  • Một mục tiêu của vận động viên (VĐV), đặc biệt VĐV luyện tập thể hình, là làm sao tăng khối lượng cơ bắp ngày càng nhiều càng tốt. Nếu chỉ dựa vào cơ chế dinh dưỡng hợp lý, sự vận động thể lực thích hợp để tăng thể tích cơ bắp thì không có gì để nói

  • Dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết và cúm H1N1
  • Nếu bị sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt chỉ được thời gian ngắn lại sốt cao thì bệnh nhân có thể bị sốt xuất huyết. Còn nếu sốt kèm theo biểu hiện viêm họng, ho thì nhiều khả năng là cúm H1N1.

  • Lưu ý đặc biệt các bệnh giao mùa
  • Trong thời gian hết hè sang thu, nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh nhau rất nhiều, độ ẩm cũng giảm dần nên dẫn đến khô hanh. Đây cũng là thời điểm dễ sinh bệnh tật, vì vậy phải làm tốt những việc sau đây để phòng chống một số loại bệnh.

  • Vì sao các ca tử vong nhiễm H1N1 tăng nhanh?
  • Gần 100% ca cúm tại 15 điểm giám sát trên cả nước là A/H1N1, số người tử vong do cúm tăng nhanh... khiến dư luận hết sức lo lắng.  

  • Kê đơn thuốc: Thầy thuốc cần thực hiện đúng sứ mạng của mình
  • Ngày nay, đơn thuốc là văn bản của thầy thuốc hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc. Đơn thuốc (prescription) có nguồn gốc từ tiếng Latinh "praescriptus" bao gồm tiếp đầu ngữ "prae" có nghĩa là "trước" và "scribere" có nghĩa là "viết".

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h